Danh mục

Tìm hiểu Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết tìm hiểu vợ chồng a phủ - tô hoài, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài Chuyên đề 4: VĂN XUÔI KHÁNG PHÁP Vấn đề 2: VỢ CHỐNG A PHỦ (Truyện Tây Bắc) (Tô Hoài)A. CÂU HỎI: Câu 1: Trình bày ngắn gọn hiểu biết của thí sinh về “Vợ chồng A Phủ” (tự luyệntập) Câu 2: Trong truyện có kể, khi bị bắt vào nhà thống lí, Mị đã định tự tử bằng lángón, nhưng rồi lại từ bỏ ý định vì thương cha. Nhưng đến lúc cha Mị chết đi rồi, Mị lạikhông còn ý định tìm đến cái chết nữa. Vì sao vậy? Câu 3: Hãy viết vắn tắt về diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho APhủ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. * Gợi ý Câu 2: Ý muốn ăn lá ngón là một phản ứng trước một cuộc sống không ra cuộcsống. Điều đó cho thấy, phải tha thiết sống lắm thì khi mất nó, người ta mới muốn chết ngayđi. (Cho nên, về sau này, trong một ngày tết đáng nhớ của đời Mị, khi tình xuân bất chợt trởvề bừng nở trong lòng thì Mị lại có ngay ý nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mịsẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”). Còn khi niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc đã băng giá lại thì cũng chẳngcòn gì thúc đẩy người ta nghĩ về cái chết. Đấy là lí do cắt nghĩa vì sao khi người cha đã mấtrồi, mà ý nghĩ về nắm lá ngón sẽ không trở lại với Mị, chừng nào cô còn là một cái bóng vậtvờ trôi theo guồng công việc và không còn nhớ đến cả sự xót thương mình. Diễn biến tâm lí của nhân vật này đã được nhà văn phát hiện và miêu tả nhiều gócđộ khác nhau theo một sự tiến triển rất logic, chân thật không giản đơn, không gượng ép giảtạo như một vài nhân vật trong một số tác phẩm cùng thời. Câu 3: Thực ra Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ bị trói từ mấy đêm trước. “Nhưng Mịvẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”. Thậm chí, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thếthôi”. Mị không biết gì, trừ ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử ngứatay đánh Mị ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau, Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Điều đóchứng tỏ tâm hồn của Mị đã bị chai sạn, đã trở thành vô cảm, Mị sống vô ý thức, sống mànhư đã chết. Nhưng đêm nay, bỗng Mị nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hòmmá đã nám đen lại” của A Phủ. Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A sử trói Mị, Mị cũng phảibị trói đứng thế kia. Như vậy, dòng nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị có sự tự ý thức“Trông người lại ngẫm đến ta”, Mị xót thương cho chính mình. Điều này chứng tỏ tâm hồnngười phụ nữ khốn khổ này đã hồi sinh. Từ thương mình, Mị thương cho A Phủ. Mị đã từng chứng kiến ngày trước mộtngười đàn bà cũng bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nghĩ chỉ đêm mai là A Phủ chết. Mịthấy việc anh ta phải chết là điều vô lí. Tuy vậy, cô vẫn run sợ khi nghĩ đến việc nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ bị cha con PáTra trói thay vào chỗ A Phủ, vì nghi cô giải thoát cho anh ta. Nhưng tình thương lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết. Cuối cùng, Mị đã cởitrói cho A Phủ và chạy theo anh, vì tình thế khiến cho Mị không thể chọn con đường nàokhác. Ở đây có sự thúc bách của tình cảm, của quyết tâm, nhưng cũng có sự thúc bách hoàncảnh. Mị biết ở đây thì chết mất. Muốn sống, Mị chỉ có con đường duy nhất là chạy trốncùng A Phủ. Như vậy, lòng thương người giúp Mị cứu A Phủ, lòng thương mình giúp côgiải thoát được cho chính bản thân mà trước đó, điều này cô chưa hề nghĩ tới. Như vậy, việc Mị cứu A Phủ là tự giác hay tự phát? Thực ra có cả hai. Đáng lưu ýhơn cả đây là hành động được coi là kết quả tất yếu một sức sống mãnh liệt vốn tiềm ẩntrong nhân vật.B. LÀM VĂN Đề 1: Phân tích Mị (trọng tâm đoạn trích SGK V.12) để thấy được “Tô hoài đã xâydựng nhân vật theo quá trình phát triển cách mạng” * Gợi ý 1/ Nhân vật Mị: a. Trước lúc về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra - Là cô gái Mèo trẻ, đẹp. - Khao khát sống tự do, khao khát tình yêu và cô được trai làng theo đuổi. - Lao động giỏi. - Là đứa con hiếu thảo. Tóm lại: Mị có những phẩm chất rất đáng tôn trọng và rất xứng đáng được hưởnghạnh phúc. b.Làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí - Vì cha mẹ không trả nổi nợ vay thống lí làm đám cưới lúc trẻ nên Mị phải làm dâutrả nợ. - Mị thành một nô lệ bị đoạ đày, bị hành hạ, bị tước hết mọi quyền sống nên khôngcòn ý thức, sống như cái xác không hồn (cô ngồi bên tảng đá trơ lạnh, buồng Mị ở gần tàungựa, mặt Mị luôn cúi xuống buồn rười rượi…) - Cô không còn ý niệm về thời gian. Thế giới mà cô nhận thức được qua các ô cửavuông bằng bàn tay “mờ mờ trăng trắng” “không biết là sương hay là nắng”. Ý niệm vềthời gian bị tiêu diệt thì ý nghĩa của cuộc sống cũng bị thủ tiêu. c. Khát vọng hạnh phúc và sự phũ phàng của hoàn cảnh - Cầm nắm lá ngón định quyên sinh vì không chịu sống tủi nhục. - Vì thương bố Mị “quen trong cái khổ” an phận làm trâu ngựa và luôn bị á ...

Tài liệu được xem nhiều: