Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 2
Số trang: 222
Loại file: pdf
Dung lượng: 11.27 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Vùng đất Nam Bộ - Tập 10: Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế" giới thiệu tới người đọc quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Nam Bộ với các nước trong khu vực và thế giới từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975; Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới từ năm 1975 đến năm 2011
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 2 227 Chương II QUAN HỆ GIAO LƯU KINH TẾ, VĂN HÓA GIỮA NAM BỘ VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1975 I- NAM BỘ PHÁT TRIỂN VÀ GIAO LƯU KINH TẾ - VĂN HÓA ĐẦU THẾKỶ XX 1. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyểnbiến kinh tế - xã hội Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sau khi đánh vào Đà Nẵng không thành công, tháng 2-1859, liênquân Pháp - Tây Ban Nha mở mặt trận Gia Định. Đến giữa năm 1862,quân xâm lược Pháp đánh chiếm được bốn trong số sáu tỉnh Nam Kỳ.Đến năm 1867, quân Pháp đã đánh chiếm nốt các tỉnh thành VĩnhLong, An Giang, Hà Tiên. Ngay khi đánh chiếm xong Nam Kỳ, quân xâm lược Pháp đã nhanhchóng thiết lập chính quyền và bộ máy cai trị để biến Nam Kỳ thành nơiđầu tiên thi hành các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Phápở Việt Nam. Năm 1868, Pháp bắt đầu thành lập cơ quan Soái phủ, sau đó đổithành Thống đốc (1879) - là cơ quan hành chính cao nhất của Pháp ởNam Kỳ, điều hành mọi hoạt động cai trị ở thuộc địa mới này. Pháp xóabỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn, thiết lập228 VÙNG ĐẤT NAM BỘ X TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI hệ thống hành chính mới gồm 20 hạt, đứng đầu mỗi hạt là chánh tham biện người Pháp; giúp việc chánh tham biện là hai phó tham biện. Đến năm 1871, giảm còn 18 hạt; năm 1876, lại tăng lên 19 hạt và Nam Kỳ được chia thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực được chia nhỏ thành các tiểu khu (tương đương hạt); đến năm 1899, đổi tên gọi “hạt” thành “tỉnh” (province). Đến năm đầu thế kỷ XX, Nam Kỳ được phân chia thành ba miền, phân bố như sau: miền Đông có 4 tỉnh (Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa); miền Trung có 9 tỉnh (Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc); miền Tây có 7 tỉnh (Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu). Ngoài ra còn có ba thành phố Sài Gòn (cấp 1), Chợ Lớn (cấp 2), thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào. Năm 1905, xóa bỏ thành phố Cap Saint Jacques, chuyển thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Đến đầu thế kỷ XX (năm 1922 - 1923), các tỉnh được chia ra quận, tổng, xã. Song song với thiết lập nền hành chính là thực hiện các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khai thác thuộc địa cũng như công cuộc mở rộng đánh chiếm ra toàn xứ. Lực lượng thực dân, gồm chủ yếu là sĩ quan, binh lính trong quân đội xâm lược và một ít nhà tư bản Pháp, vừa khẩn trương tổ chức bộ máy cai trị quân - dân sự, vừa từng bước cho xây dựng các công trình giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt và nhiều công trình cầu cống, bến cảng, kho tàng, trạm, doanh trại, đồn bót... nhằm phục vụ cho quá trình cai trị, đồng thời biến Nam Kỳ thành bàn đạp để mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược toàn bộ Việt Nam và Đông Dương. Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, nhiều công ty lớn của tư bản Pháp đã đầu tư vào Việt Nam, trước hết là Nam Kỳ. Và sớm nhất là vào đường bộ và đường thủy song hành để phục vụ cho mục đích quân sự (chuyển quân và tiếp viện vũ khí, hậu cần), sau đó kết hợp với việc chuyên chở hàng hóa nông, lâm sản ở các vùng về Sài Gòn và đem xuất cảng hoặc đưa về Pháp. CHƯƠNG II: QUAN HỆ GIAO LƯU KINH TẾ, VĂN HÓA... 229 Năm 1866, Pháp cho tàu cuốc đến nạo vét và mở rộng kinh Bến Lứcvà kinh Trạm (arroyo de la Poste, kinh Bảo Định). Kinh Bảo Định dài22 km, nối liền sông Vàm Cỏ Tây (nơi thị xã Tân An bây giờ) với sôngMỹ Tho (Tiền Giang). Từ đó, con đường thủy ngắn nhất từ Sài Gòn đếnđồng bằng sông Cửu Long đã hình thành. Sau khi đánh chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, Pháp thành lập cơ quanSoái phủ Sài Gòn, trong đó có Ủy ban nghiên cứu xác định những kinhrạch cần ưu tiên nạo vét, mở rộng ở Nam Kỳ. Năm 1875, Pháp thành lập một ủy ban thường trực lo việc hoànchỉnh hệ thống đường thủy từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây. Ngoài việcnạo vét, mở rộng các kinh cũ, đến năm 1879, đã đào xong các kinh: CộtCờ (Mirador - Vọng Gác, Nước Mặn, Hiến Binh, 1875), Trà Ôn (1876),Chợ Gạo (1876), Sét Nay (1878), Phú Túc (1879), Xanhta (1879)... Việcxây dựng các công trình thủy nông ở xứ Nam Kỳ những năm 70-90 củathế kỷ XIX đã biến nhiều vùng đầm lầy thành vùng đất màu mỡ, cóthể canh tác, cho năng suất cao với việc cấp và tháo nước thuận tiện.Kể từ năm 1893 trở đi, các công trình đào kinh, vét sông, tháo nướcđược thực hiện với khối lượng đất đào, nạo vét hằng năm trung bình là824.000 m3/năm trong giai đoạn thập niên 1890 - 1900, lên 7.233.000m3/năm trong giai đoạn thập niên 1920 - 1930. Từ năm 1880 - 1890, đãđào được 2,1 triệu m3 đất kinh rạch, tăng 169 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 2 227 Chương II QUAN HỆ GIAO LƯU KINH TẾ, VĂN HÓA GIỮA NAM BỘ VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1975 I- NAM BỘ PHÁT TRIỂN VÀ GIAO LƯU KINH TẾ - VĂN HÓA ĐẦU THẾKỶ XX 1. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyểnbiến kinh tế - xã hội Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sau khi đánh vào Đà Nẵng không thành công, tháng 2-1859, liênquân Pháp - Tây Ban Nha mở mặt trận Gia Định. Đến giữa năm 1862,quân xâm lược Pháp đánh chiếm được bốn trong số sáu tỉnh Nam Kỳ.Đến năm 1867, quân Pháp đã đánh chiếm nốt các tỉnh thành VĩnhLong, An Giang, Hà Tiên. Ngay khi đánh chiếm xong Nam Kỳ, quân xâm lược Pháp đã nhanhchóng thiết lập chính quyền và bộ máy cai trị để biến Nam Kỳ thành nơiđầu tiên thi hành các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Phápở Việt Nam. Năm 1868, Pháp bắt đầu thành lập cơ quan Soái phủ, sau đó đổithành Thống đốc (1879) - là cơ quan hành chính cao nhất của Pháp ởNam Kỳ, điều hành mọi hoạt động cai trị ở thuộc địa mới này. Pháp xóabỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn, thiết lập228 VÙNG ĐẤT NAM BỘ X TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI hệ thống hành chính mới gồm 20 hạt, đứng đầu mỗi hạt là chánh tham biện người Pháp; giúp việc chánh tham biện là hai phó tham biện. Đến năm 1871, giảm còn 18 hạt; năm 1876, lại tăng lên 19 hạt và Nam Kỳ được chia thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực được chia nhỏ thành các tiểu khu (tương đương hạt); đến năm 1899, đổi tên gọi “hạt” thành “tỉnh” (province). Đến năm đầu thế kỷ XX, Nam Kỳ được phân chia thành ba miền, phân bố như sau: miền Đông có 4 tỉnh (Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa); miền Trung có 9 tỉnh (Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc); miền Tây có 7 tỉnh (Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu). Ngoài ra còn có ba thành phố Sài Gòn (cấp 1), Chợ Lớn (cấp 2), thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào. Năm 1905, xóa bỏ thành phố Cap Saint Jacques, chuyển thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Đến đầu thế kỷ XX (năm 1922 - 1923), các tỉnh được chia ra quận, tổng, xã. Song song với thiết lập nền hành chính là thực hiện các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khai thác thuộc địa cũng như công cuộc mở rộng đánh chiếm ra toàn xứ. Lực lượng thực dân, gồm chủ yếu là sĩ quan, binh lính trong quân đội xâm lược và một ít nhà tư bản Pháp, vừa khẩn trương tổ chức bộ máy cai trị quân - dân sự, vừa từng bước cho xây dựng các công trình giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt và nhiều công trình cầu cống, bến cảng, kho tàng, trạm, doanh trại, đồn bót... nhằm phục vụ cho quá trình cai trị, đồng thời biến Nam Kỳ thành bàn đạp để mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược toàn bộ Việt Nam và Đông Dương. Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, nhiều công ty lớn của tư bản Pháp đã đầu tư vào Việt Nam, trước hết là Nam Kỳ. Và sớm nhất là vào đường bộ và đường thủy song hành để phục vụ cho mục đích quân sự (chuyển quân và tiếp viện vũ khí, hậu cần), sau đó kết hợp với việc chuyên chở hàng hóa nông, lâm sản ở các vùng về Sài Gòn và đem xuất cảng hoặc đưa về Pháp. CHƯƠNG II: QUAN HỆ GIAO LƯU KINH TẾ, VĂN HÓA... 229 Năm 1866, Pháp cho tàu cuốc đến nạo vét và mở rộng kinh Bến Lứcvà kinh Trạm (arroyo de la Poste, kinh Bảo Định). Kinh Bảo Định dài22 km, nối liền sông Vàm Cỏ Tây (nơi thị xã Tân An bây giờ) với sôngMỹ Tho (Tiền Giang). Từ đó, con đường thủy ngắn nhất từ Sài Gòn đếnđồng bằng sông Cửu Long đã hình thành. Sau khi đánh chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, Pháp thành lập cơ quanSoái phủ Sài Gòn, trong đó có Ủy ban nghiên cứu xác định những kinhrạch cần ưu tiên nạo vét, mở rộng ở Nam Kỳ. Năm 1875, Pháp thành lập một ủy ban thường trực lo việc hoànchỉnh hệ thống đường thủy từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây. Ngoài việcnạo vét, mở rộng các kinh cũ, đến năm 1879, đã đào xong các kinh: CộtCờ (Mirador - Vọng Gác, Nước Mặn, Hiến Binh, 1875), Trà Ôn (1876),Chợ Gạo (1876), Sét Nay (1878), Phú Túc (1879), Xanhta (1879)... Việcxây dựng các công trình thủy nông ở xứ Nam Kỳ những năm 70-90 củathế kỷ XIX đã biến nhiều vùng đầm lầy thành vùng đất màu mỡ, cóthể canh tác, cho năng suất cao với việc cấp và tháo nước thuận tiện.Kể từ năm 1893 trở đi, các công trình đào kinh, vét sông, tháo nướcđược thực hiện với khối lượng đất đào, nạo vét hằng năm trung bình là824.000 m3/năm trong giai đoạn thập niên 1890 - 1900, lên 7.233.000m3/năm trong giai đoạn thập niên 1920 - 1930. Từ năm 1880 - 1890, đãđào được 2,1 triệu m3 đất kinh rạch, tăng 169 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vùng đất Nam Bộ Hội nhập quốc tế Tiến trình hội nhập Lịch sử Nam Bộ Quan hệ giao lưu kinh tế Quan hệ giao lưu văn hóaTài liệu liên quan:
-
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 175 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 104 0 0 -
Kinh tế Việt Nam sau 2 năm thực thi EVFTA: Thực trạng và giải pháp
8 trang 97 0 0 -
89 trang 91 0 0
-
Một số nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
8 trang 88 0 0 -
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam
4 trang 82 0 0 -
289 trang 80 0 0
-
10 trang 74 0 0
-
9 trang 63 0 0
-
Bài giảng Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam - TS. Lâm Ngọc Rạng
31 trang 51 0 0