Danh mục

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.31 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh tế nông hộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tín dụng ngân hàng đã có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế nông hộ như: cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của các hộ nông dân, trên cơ sở đó nghiên cứu "Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" đã đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm tăng cường vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ThS. Võ Xuân Hội1 ThS. Nguyễn Đức QuyềnTóm tắt Kinh tế nông hộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ĐắkLắk. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tín dụng ngân hàng đã có tác động tích cựcđến việc phát triển kinh tế nông hộ như: cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của các hộnông dân, trên cơ sở đó nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm tăng cường vaitrò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.Từ khóa: tín dụng ngân hàng, kinh tế nông hộ1. Mở đầu Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn (vốn tích lũy từngay trong khu vực nông thôn, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng).Hiện nay, thu nhập của nông hộ còn thấp nên thường không đủ tích lũy để tái đầu tư,vốn đầu tư từ ngân sách bị hạn chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của nền kinh tế,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấpdẫn đối với các nhà đầu tư và nguồn vốn tín dụng bán chính thức hay phi chính thứcthường có lãi suất cao nên ít được sử dụng cho sản xuất. Do đó, vốn tín dụng từ cácngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất của các nông hộ. Đắk Lắk là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Tây Nguyên,trong những năm qua sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vững vai trò quantrọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trìtốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực tín dụng trong lĩnh vực nôngnghiệp nông thôn, một trong những lĩnh vực có thế mạnh trong chiến lược phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk, năm 2020, dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàncho vay nông nghiệp, nông thôn là 32.192 tỷ đồng, chiếm 29,6% tổng dư nợ cho vay;tăng 0,08% so với năm 2019. Thời gian qua các công cụ, chính sách tín dụng như Nghị định 55/2015/NĐ-CPvề chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, chương trình 30a,chương trình 135 về giảm nghèo bền vững của tỉnh Đắk Lắk đã có những chuyển biếntích cực và tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân. Vốn tín dụng ngânhàng đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân có thêm nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất,1 Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên Email: vxhoi@ttn.edu.vn Điện thoại: 0905 841 851 829áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tốt hơnnguồn lực sẵn có của gia đình, tạo thêm việc làm, góp phần đa dạng hoá ngành nghề,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn làm tăng thu nhập, đồng thời góp phần nâng caonăng lực cho người dân. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: mặc dù nhu cầu vay vốn của nông hộ là rấtlớn tuy nhiên dư nợ tín dụng tăng chậm, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu vay vốn đầutư, chăm sóc cà phê, hồ tiêu, chăn nuôi... của nông hộ giảm thấp, cùng với đó do ảnhhưởng thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản (cà phê, tiêu) giảm mạnh… dẫn đến nguồnthu của khách hàng bị giảm sút, không đủ để trả nợ vay đúng hạn gây thiệt hại cho cả hộnông dân và các tổ chức tín dụng; ngoài ra các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro trongnông nghiệp còn thiếu vì vậy hiệu quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Trước bối cảnh đó, việc nghiên cứu để phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của nông hộ, vốn tín dụng ngân hàng đã tác động như thế nào đến kinh tế nông hộ là rấtcần thiết nhằm xây dựng cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp phù hợp bao gồm việc cungcấp vốn và sử dụng vốn cho các nông hộ để làm tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tếcho các nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Do đó, đề tài nghiên cứu cần thiết để thực hiện là“Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Phương pháp tiếp cận - Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và liên ngành: Phương phápnày nhằm làm rõ các khái niệm, phân tích thực trạng và tác động của vốn tín dụng ngânhàng đến thu nhập của nông hộ. - Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng.Phương pháp định tính tìm ra các yếu tố tác động vốn tín dụng ngân hàng đến thu nhậpcủa nông hộ, các yếu tố có ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các nônghộ. Phương pháp định lượng nhằm kiểm định lại các giả thuyết đã đặt ra trong nghiêncứu, từ đó, đề ra các giải pháp phù hợp cho nghiên cứu.2.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu - Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn: (i) Niên giám thống kê của tỉnh,huyện qua các năm; (ii) Các báo cáo chuyên đề, báo cáo năm của Ngân hàng Nhà nước, Ngânhàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT. (iii) Ngoài ra, số liệu còn đượcthu thập trên các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các website có liên quan vấn đề nghiên cứu,các đề tài, dự án nghiên cứu trước đây; các báo cáo khoa học đã được công bố ....830 - Số liệu sơ cấp: Tất cả thông tin và số liệu sơ cấp (Primary data) về sản xuất của nông hộ được thuthập bằng phương pháp phỏng vấn hộ nông dân kết hợp với sử dụng bảng câu hỏi (phiếuđiều tra). Thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi được chuẩn bị trước gồm những câu hỏiđịnh lượng và một số câu hỏi định tính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài vàphương pháp phân tích số liệu.2.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp 400 nông hộ vay vốn tín dụn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: