Danh mục

TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CA HUẾ

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 49.50 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ca Huế là một bộ phận nằm trong tổng thể âm nhạc Huế gồm nhiều loại hình khác nhau : Nhạc cung đình, nhạc dân gian, nhạc lễ, nhạc tôn giáo, nhạc thính phòng.... phổ biến ở Huế và vùng chung quanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CA HUẾ TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CA HUẾ Ca Huế là một bộ phận nằm trong tổng thể âm nhạc Huế gồm nhiều loại hình khác nhau : Nhạc cung đình, nhạc dân gian, nhạc lễ, nhạc tôn giáo, nhạc thính phòng.... phổ biến ở Huế và vùng chung quanh. Ca Huế, hiểu theo nghĩa hẹp, gồm đàn Huế và ca Huế (chúng tôi dùng từ ca Huế ở đây bao gồm cả ca và đàn Huế). GS Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hoá sử cương viết : Ở miền Nam thì từ khi chúa Nguyễn khai thác bờ cõi vào đất của Chiêm Thành, âm nhạc ở Bắc truyền vào đã chịu ảnh hưởng của âm nhạc Chiêm Thành, mà thành những âm nhạc cung nam mà người ta hay đem đối với các khúc cung bắc. Những cung nam như nam ai, nam bình, nam xuân có vẻ trầm bi oán vọng, hợp với tâm thuật của một dân tộc điêu tàn là dân tộc Chiêm Thành, cùng với cảnh non nước dịu dàng ở xung quanh kinh đô. Những cung bắc (khách) như lưu thuỷ, phú lục, cổ bản, mười bản tàu, thì có vẻ linh hoạt, vui vẻ và mạnh mẽ hơn thích hợp với tính cách tiến thủ hăng hái của người Bắc Việt, cùng với cảnh đồn điền rộng rãi sông ngòi mãnh liệt ở miền trung châu. Trong khi âm nhạc ở Đàng Ngoài đương suy thì ở Đàng Trong nhờ các chúa Nguyễn cùng các bậc vương công ham chuộng và nhờ ảnh hưởng Chiêm Thành, nên trở nên phong phú và thịnh vượng. Nhiều nhà quý phái như ông hoàng Nam sánh. ông phò Trần Quang Phổ ở đời Tự Đức là tay danh cầm xưa nay không ai hơn nổi(1). Như vậy, theo GS Đào Duy Anh, ca Huế chịu ảnh hưởng của hai nguồn âm nhạc : Trung Quốc và Chiêm Thành. ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc là do người ngoài Bắc tràn vào đem theo nhạc Việt chịu ảnh hưởng lâu đời của nhạc Trung Quốc từ những lần giao thoa văn hoá. Đến khi chúa Nguyễn khai thác bờ cõi vào đất Chiêm Thành thì nguồn nhạc ấy lại chịu thêm một lần ảnh hưởng nữa : đó là những cung Nam trong ca Huế. GS. TSKH Tô Ngọc Thanh nhận xét thêm một tính chất nữa của ca Huế : Đặc biệt là ở Huế, nơi từng là căn cứ của họ Nguyễn nhiều thế kỷ và là kinh đô của triều Nguyễn trong hơn một thế kỷ (1802-1945) xuất hiện những loại hình âm nhạc có liên hệ với âm nhạc cung đình và phần nào đã mang tính chất âm nhạc thành thị, thị dân. Điển hình là chương trình ca Huế. Mặc dù ca Huê' không phải là loại âm nhạc cung đình, song nó là thứ âm nhạc trình diễn, là một sinh hoạt nghệ thuật thực sự. Nó không còn gắn với các hoạt động thực dụng trong đời sống hàng ngày. Để chiếm ảnh và biểu diễn nó, cần phải có tài năng của các nghệ nhân. Cùng với ca Huế, dàn nhạc thính phòng Huế hình thành và phát triển trong các thế kỷ XVIII, XIX. Dàn nhạc có cả một biểu mục chương trình rất phong phú về bài bản, giàu có về sắc thái, tình cảm, đặc sắc về phong cách. Nhà nghiên cứu âm nhạc có thể tìm thấy trong dân ca, nhạc thính phòng và ca Huế những nét biến đổi của truyền thống âm nhạc Việt. Đây là sự tiếp thu có chọn lọc những đặc trưng âm nhạc của các dân tộc bản địa, cộng với sự thích nghi hoà hợp của âm nhạc Việt với những yếu tố mới, khiến cho nó phong phú đa dạng hơn. Sự giao lưu của hai văn hoá khác nhau để tạo ra một văn hoá thứ ba, trong đó bao gồm sự hoà hợp nhuần nhuyễn của cả hai, như âm nhạc Huế, Trị Thiên, ngày nay khoa học gọi là tiếp biến văn hoá (accultaration)(2). Vốn liếng ca Huế gồm 30 bài bản chính. Đó là những bài bản thuộc hai điệu lớn, điệu Bắc và điệu Nam. Ta có thể kể : 1. Thuộc điệu Bắc (hơi khách). Mười bài liên hoàn (còn gọi là 10 bản ngự, 10 bản tàu hoặc liên bộ thập chương) gồm : Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ Quảng, Liên hoàn, Bình bản, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã. Các bản khác gồm : Lưu thuỷ, Ngũ đối (thượng hạ), Long ngâm, Cổ bản, Lộng điệp, Phúc lục (nhanh, chậm). 2. Thuộc điệu Nam (hơi ai). Nam ai (còn gọi ai giang nam), Nam bình, Quả phụ, Tương tư khúc. Thuộc điệu Nam (hơi dựng) : Hành vân, Nam xuân (hạ giang nam), Cổ bản dựng, Tứ đại cảnh. Danh từ hơi là để chỉ 3 loại hơi trong ca Huế : Hơi khách (trang nghiêm, vui vẻ, linh hoạt), Hơi ai (nhớ nhung, thương cảm), Hơi dựng, hơi xuân, (bâng khuâng, lưu luyến, gởi gắm tâm tình). Trong ca Huế, những bài bản thuộc cung Bắc mà chơi ngả sang cung Nam nghe không vui không buồn thì gọi là Hơi dựng, Hơi xuân. Đó là những bài Nam xuân, Tứ đại cảnh, Cổ bản dựng, Hành vân... Bài thuộc hơi dựng mà đàn nhẹ nhàng, êm ái, tiếng to, tiếng nhỏ, nhịp chậm, nhịp mau, cho ta cái cảm tưởng như nghe người thỏ thẻ kể chuyện tâm tình vậy. Những bài bản của ta chỉ là loại ca khúc mà không phải là loại nhạc khác. Hầu hết những lời ca của những bài bản này đều do những đời sau đặt ra với nhiều nội dung khác nhau, chứ ít bài có được lời ca nguyên gốc. Đó là một số điều ta cắn biết khi khảo sát, nghiên cứu các bài bản ca nhạc Huế. Ca Huế phải chăng là nhạc cung đình ? hoặc có liên hệ với nhạc cung đình ? Đó là điều cần minh chứng khi tìm hiểu. Ta đã biết triều các vua Nguyễn, nhạc cung đình đã được dùng trong các nghi lễ, tế tự ở triều đình. Triều Nguyễn, các loại nhạc cung đình như nhã nhạc, giao nhạc, miếu nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến ...

Tài liệu được xem nhiều: