Danh mục

TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 17. ANODENDRON HOWII TSIANG (APOCYNACEAE TRÚC ĐÀO), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.14 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình điều tra kiểm kê tính đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhằm thựchiện một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Chương trình ICBG là biên soạn "Sách xácđịnh tên các loài thực vật có hạt ở Vườn quốc gia Cúc Phương" Nguyễn Mạnh Cường và MaiVăn Xinh đã thu được một số hiệu mẫu vật (NMC 843) của một loài dây leo gỗ lạ, tạm xác định ởngoài thực địa thuộc họ Asclepiadaceae Thiên lý, sau đó được Lê Kim Biên xác định làToxocarpus wightianus Hook. & Arn. Nhờ sự giúp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 17. ANODENDRON HOWII TSIANG (APOCYNACEAE TRÚC ĐÀO), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬTTÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 17. ANODENDRON HOWIITSIANG (APOCYNACEAE TRÚC ĐÀO), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬTPhan Kế LộcTrường Đại học khoa học tự nhiên & Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vậtNguyễn Tiến HiệpViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vậtD.D. SoejartoTrường Đại học Illinoi và Field Museum tại ChicagôNguyễn Mạnh CườngVườn Quốc gia Cúc PhươngTrong quá trình điều tra kiểm kê tính đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhằm thựchiện một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Chương trình ICBG là biên soạn Sách xácđịnh tên các loài thực vật có hạt ở Vườn quốc gia Cúc Phương Nguyễn Mạnh Cường và MaiVăn Xinh đã thu được một số hiệu mẫu vật (NMC 843) của một loài dây leo gỗ lạ, tạm xác định ởngoài thực địa thuộc họ Asclepiadaceae Thiên lý, sau đó được Lê Kim Biên xác định làToxocarpus wightianus Hook. & Arn. Nhờ sự giúp đỡ của các TS W.D. Stevens (Vườn thực vậtMítxuri, Hoa Kỳ) và D.J. Middleton (Trường đại học Harvard, Hoa Kỳ) mẫu vật được xác định lạithuộc chi Anodendron A. DC. Dây duy của họ Apocynaceae Trúc đào với các đặc điểm đặctrưng là dây leo, thuỳ tràng trong nụ vặn nhiều sang phải, nhị đực không thò ra ngoài, chóp baophấn nhẵn, đĩa tuyến mật chia 5 thuỳ, chiều dài lá đài hơn chiều rộng dưới 2 lần (P.T. Li et al.,1995). Theo Pitard (1933) ở Việt Nam chi Anodendron A. DC. Dây duy có 2 loài là A. laeve(Champ. ex Benth.) Maxim. ex Franch. & Sav. (= A. affine (Hook. & Arn.) Druce) và A.paniculatum A. DC. Phạm Hoàng Hộ (1992) ghi nhận có 2 loài: A. affine (Hook. & Arn.) Druce vàA. manubriatum (Wall. ex Miq.) Merr. (= A. paniculatum A. DC.), trong đó chỉ nói rõ loài thứ hai cóở Việt Nam, còn trong lần xuất bản thứ hai (2000) bổ sung thêm A. nervosum Kerr (tên tác giảkhông phải là (Hook. & Arn.) Druce) cũng gặp ở Việt Nam. Mẫu vật của chúng tôi không giốngvới bất kỳ loài nào kể trên; cả 3 loài A. affine, A. paniculatum và A. nervosum đều có cành và mặtdưới lá nhẵn, cụm hoa chùy nhẵn, thường ở đầu cành; ngoài ra A. affine còn khác ở chỗ lá chỉcó 6-12 đôi gân bậc hai, ống tràng và thuỳ tràng dài hơn (tương ứng đến 2,4-6,8 mm và 2,7-8,5mm); A. manubriatum còn khác ở chỗ lá to hơn, dài đến 14-28,5 cm; A. nervosum còn khác ởchỗ phiến lá mông mốc ở mặt dưới, có đến 11-29 đôi gân bậc hai và không lồi. Trong số 17 loàinêu trong chuyên khảo của D.J. Middleton (1996) mẫu vật được chúng tôi xác định làAnodendron howii Tsiang. Vì vậy đây là một loài mới đối với hệ thực vật Việt Nam.Anodendron howii Tsiang, Sunyatsenia 3: 141, pl. 15 (1936); Tsiang, Y. & P.T. Li, in Fl. Reipubl.Popularis Sin. 63: 179 (1977); Li, P.T. et al., in Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.). Fl. China 16: 182(1995); D.J. Middleton, Blumea 41: 51 (1996). - Dây duy hầu. - Hình.Dây leo gỗ nhỏ, dài khoảng 8 m (cây ở Trung Quốc có khi dài đến 30 m- theo Y. Tsiang et al.,1977; P.T. Li et al., 1995). Thân non, cuống lá, gân ở mặt dưới lá và trục cụm hoa có nhiêù lôngnhỏ ngắn, đứng, màu nâu. Lá mọc đối; cuống lá dài 7-10 mm; phiến lá chất giấy, từ hình bầu dụcrộng đến hơi hình mũi giáo ngược, chóp thót đột ngột thành đuôi tù, dài khoảng 8-10 mm, gốc tùrộng hay hơi tròn, cỡ (9-)10-14 x 4-5,5 cm, tức là có chiều dài bằng 2,2-2,5 lần chiều rộng, có 14-16 đôi gân bậc hai to, lồi ở mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên giống như mạng gân bậc 3, có lông ítlông (trừ gân có nhiều lông hơn). Cụm hoa là chùy xim ở nách lá và ngắn hơn lá, dài 3,5-5,5 cm;lá hoa ở gốc của cuống hoa; cuống hoa dài 2-2,5 mm. Hoa có lá đài hình trứng-thuôn ngắn, chóptù, 1,1 x 0,6-0,7 mm, chiều dài gấp 1,6-1,8 lần chiều rộng, nhẵn ở cả hai mặt , mép có lông; tràngmàu vàng rất nhạt hay trăng trắng; ống tràng hình trụ hẹp, khoảng 1,8 x 0,7 mm; thuỳ tràng hìnhthuôn dài, khoảng 3,2 x 0,9 mm, chóp tròn, dài bằng 1,7 lần ống, nhẵn ở mặt ngoài, có ít lông ởmặt trong giống như ở ống tràng; nhị đực đính ở cách gốc ống tràng 0,4 mm; chỉ nhị dẹt, loe ởgốc, dài khoảng 0,2 mm, bao phấn 0,7 x 0,3 mm; đĩa tuyến mật dài 0,4-0,5 mm, bằng chiều dàicủa bầu, ở chóp chẻ thành 5 khía; bầu dài 0,4-0,5 mm; vòi nhị cùng núm nhị cái dài 0,9 mm.Theo mô tả của P.T. Li et al. (1995) và D.J. Middleton (1996) căn cứ mẫu của Trung Quốc thìquả hình chiếc đũa, cỡ 10,9-11,2 x 1,4-1,6 cm; hạt hình trứng, 12-15 x 5,4-5,7 mm, có mỏ 6-7,8mm và chùm lông dài 3,9-4,1 cm.Phân bố: Cho đến nay vẫn coi là đặc hữu của tỉnh Quảng Tây và đảo Hải Nam (P.T. Li et al.,1995) hay thậm chí chỉ mới biết ở điểm lấy mẫu chuẩn ở đảo Hải Nam (D.J. Middleton,1996).Phát hiện này của chúng tôi đã mở rộng khu phân bố của nó về phía tây nam một chút, nhưngnhìn chung vẫn là loài đặc hữu hẹp của tiểu vùng địa lý thực vật Nam Trung Hoa, thuộc xứ Cổnhiệt đới.Mẫu vật nghiên cứu: Ninh Bình: Vườn Quốc Gia Cúc Phương, làng Đăn (cũ), tọa độ địa lý: 0 020 1849 B, 105 3816 Đ, cao khoảng 250 m trên mặt biển, 23-06-2000, Ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: