Danh mục

Tính đa dạng của hội đồng quản trị trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.29 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu về tính đa dạng của hội đồng quản trị trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam. Đó là tính đa dạng về thành phần hội đồng quản trị, cơ cấu thành viên gia đình và thành viên nước ngoài, về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn của các thành viên hội đồng quản trị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính đa dạng của hội đồng quản trị trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt NamTRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM PGS.TS. Lê Công Hoa – Đại học Kinh tế Quốc dân ThS.NCS. Cao Thị Vân Anh TÓM TẮT: Ở Việt Nam, doanh nghiệp gia đình (DNGĐ) là một trong những doanhnghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể trong lịch sử pháttriển kinh tế đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng lần đầu tiên khẳng định kinh tế tưnhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và đưa ra yêu cầu khởi nghiệp, nâng cao nănglực khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong hệthống quản trị công ty nói chung, quản trị doanh nghiệp gia đình nói riêng, hội đồng quản trị(HĐQT) là một trong những nhân tố kiểm soát nội bộ quan trọng nhất nhằm đảm bảo kết quảtài chính cũng như hiệu quả hoạt động của công ty ở mức tối ưu. Bài viết tập trung nghiên cứu về tính đa dạng của HĐQT trong các công ty niêm yếtsở hữu gia đình ở Việt Nam. Đó là tính đa dạng về thành phần HĐQT, cơ cấu thành viên giađình và thành viên nước ngoài, về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn của các thành viênHĐQT. Đồng thời, tác giả cũng đã so sánh những đặc điểm đó với các doanh nghiệp niêm yếtnói chung và một số các nước trong khu vực để thấy được những đặc trưng riêng biệt trongquản trị công ty gia đình ở Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp gia đình, hội đồng quản trị, thành viên gia đình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, DNGĐ chiếm đến hơn 70% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò quantrọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc cho người lao động, đóng góp một tỷtrọng lớn vào GDP của các quốc gia trên thế giới (IFC, 2008). Các doanh nghiệp gia đình pháttriển mạnh mẽ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn ở khắp các quốc gia trên thế giớinhư “chaebol” ở Hàn Quốc, Zaibetsu ở Nhật Bản và “grupo” ở châu Mỹ La Tinh hay ngườikhổng lồ “Giant” ở Mỹ... Ở Việt Nam, trong lịch sử phát triển kinh tế đã có những DNGĐ đóng góp đáng kểcho nền kinh tế đất nước. Rất nhiều doanh nghiệp gia đình khởi nghiệp từ những cơ sở sảnxuất nhỏ nhưng đã phát triển thành những thương hiệu tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnhvực như Kinh Đô, Biti‟s, Thép Việt - Pomina, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Vingroup, Tậpđoàn Hoàn Cầu, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương… Tại hội thảo Chuyên nghiệp hóa doanhnghiệp gia đình” do báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 24/6/2017 thống kê sơ bộ chothấy 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp 1/4 GDP cả nước. Theo số liệuước tính đến cuối năm 2016 cả nước có 95% doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công tygia đình. Vai trò của DNGĐ ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng vớinhiều chủ trương và quyết sách quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, trongđó DNGĐ là một bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân. Nghị quyết đại hội XIIcủa Đảng lần đầu tiên khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Điềuđó cho thấy, DNGĐ đã và đang khẳng định vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước. Những năm gần đây khi các nghiên cứu về chủ đề Quản trị công ty đang dần bão hòa,giới nghiên cứu có khuynh hướng chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu mới về quản trị công tyđó là hiệu quả quản trị của công ty sở hữu gia đình. (Boubaker, Sabri, Nguyen Bang Dang,Nguyen Duc Khuong, (2012). Trong các nội dung nghiên cứu về quản trị công ty thì Hội đồngquản trị là một trong những cơ quan có quyết định quan trọng nhất của các công ty đại chúngnói chung và đặc biệt là các công ty niêm yết nói riêng. Những đặc điểm của HĐQT thườngđược tìm thấy trong các nghiên cứu về lĩnh vực quản trị công ty như: hiện tượng song trùnglãnh đạo (sự kiêm nhiệm 2 chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc), tỷ lệ sở hữuvốn của HĐQT, Quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tính đa dạng về giớitính, trình độ học vấn, độ tuổi hay thành viên HĐQT là người Việt Nam hay nước ngoài… 342 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG(Phạm Quốc Việt (2010), Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013), Đoàn Ngọc Phúc vàLê Văn Thông (2014), Phạm Thị Kiều Trang (2017)… Khi đối tượng nghiên cứu chuyển sang loại hình công ty gia đình, đa số các nghiêncứu tập trung vào các nội dung liên quan đến mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Mai Hương (2014); Hoàng Tuấn Dũng (2014) hayquá trình kế nhiệm Hoang Nguyen Viet (2016)… Trên thế giới nghiên cứu về hội đồng quảntrị trong doanh nghiệp gia đình có khá nhiều song ở Việt Nam theo tìm hiểu của tác giả chưacó công trình nghiên cứu nào được công bố về tính đa dạng của HĐQT trong các công tyniêm yết sở hữu gia đình. Khi nói đến định nghĩa doanh nghiệp gia đình có rất nhiều nghiêncứu đưa ra các định nghĩa khác nhau. Mỗi cách tiếp cận định nghĩa có tác động trực tiếp đếnđối tượng nghiên cứu đặc biệt là việc thống kê số lượng mẫu cũng như kết quả nghiên cứu. Vìvậy phù hợp với cách tiếp cận định nghĩa DNGĐ theo định hướng thực tiễn (Cao Thị VânAnh, 2017) tác giả đưa ra định nghĩa DNGĐ căn cứ vào 2 tiêu chí: (i) Mối quan hệ giữa cácthành viên HĐQT và những người có liên quan; (ii) Tỷ lệ sở hữu của các thành viên HĐQTvà những người có liên quan. Và để thống nhất về thuật ngữ, theo quan điểm của IFC (2008)trong cuốn “Cẩm nang về quản trị doanh nghiệp gia đình”, các thuật ngữ “doanh nghiệp giađình”, “công ty gia đình”, “doanh nghiệp sở hữu gia đình”, “công ty niêm yết sở hữu giađình”… sẽ được sử dụng thay thế cho trong bài với cùng một ý nghĩa là “doanh nghiệp giađình”. Bài viết nhằm mục đích phân tích thống kê cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: