Danh mục

Tính đối thoại nhìn từ bình diện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.56 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để tìm ra con người trong con người, với Bakhtin, không có cách nào tròn vẹn bằng việc đặt nhân vật vào môi trường đối thoại tích cực, triệt để. Trên tinh thần dân chủ của thời kì đổi mới (sau 1986), các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng xác lập một cái nhìn mới về nhân vật. Lập trường đối thoại đã thể hiện những thay đổi trong quan niệm về nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính đối thoại nhìn từ bình diện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 TÍNH ĐỐI THOẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 LÊ THỊ THÚY HẰNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Để tìm ra con người trong con người, với Bakhtin, không có cách nào tròn vẹn bằng việc đặt nhân vật vào môi trường đối thoại tích cực, triệt để. Trên tinh thần dân chủ của thời kì đổi mới (sau 1986), các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng xác lập một cái nhìn mới về nhân vật. Lập trường đối thoại đã thể hiện những thay đổi trong quan niệm về nhân vật và cách thức xây dựng nhân vật ở các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, trong sự đối trọng với lối viết truyền thống. Từ khóa: đối thoại, nguyên lí đối thoại, nhận thức lại 1. MỞ ĐẦU Đối thoại chính là phạm trù nền, là bản chất của ý thức, tư duy nghệ thuật đa thanh/phức điệu theo quan niệm của Bakhtin. Thông qua đối thoại của nhân vật, Bakhtin nhận ra ý nghĩa giải phóng và giải - vật - hóa con người ở hình thức nghệ thuật, tìm ra con người trong con người một cách triệt để nhất. Cho đến nay, xoay quanh lí thuyết đối thoại của Bakhtin vẫn còn nhiều điểm mở ngỏ nhưng thực tế vẫn không thể phủ nhận vai trò của nó đối với nghiên cứu khoa học văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng. Trên tinh thần đó, bài viết thử biện giải một vài đặc điểm cơ bản của tính đối thoại trong quan niệm về nhân vật và cách thức xây dựng nhân vật qua trường hợp tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Sở dĩ có tính đối thoại trong quan niệm về nhân vật và cách thức xây dựng nhân vật phát lộ giữa hai thời kì văn học cũng bởi những đặc điểm đặc thù. Bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) định hướng cho văn hóa, văn nghệ trở thành mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong suốt ba mươi năm chiến tranh, văn học, nghệ thuật đã làm tốt vai trò lịch sử giao phó. Với tính chất nghiêm ngặt của cuộc chiến tranh vệ quốc, tinh thần thời đại Việt Nam được quy chiếu trong những mảng màu tươi sáng với một niềm tin, ý chí kiên cường về sự tất thắng. Sự thuần nhất về thể chất, tinh thần là điều cần thiết đối với toàn dân tộc. Quy định thời đại đã thẩm thấu vào tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ. Sau 1975, cả dân tộc chuyển mình từ quy luật thời chiến sang thời bình với những bước đi ban đầu còn bỡ ngỡ, dò tìm. Sự bung nở thực sự được diễn ra từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) trên tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Tính dân chủ trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ. Song, quan trọng hơn, văn học đòi hỏi chính nó phải tự bứt phá, vượt lên những giới hạn của bản thân trong quá khứ để hoàn thiện mình khi lịch sử bắt đầu lùi xa. Thực hành sáng tạo của các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 thực sự có biến chuyển rõ rệt, trước hết là tính đối thoại trên tinh thần nhận thức lại trong quan niệm về nhân vật. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. TÍNH ĐỐI THOẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NHÂN VẬT... 55 2. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT Mười năm đầu thế kỉ XXI là thời kì đỉnh cao của tiểu thuyết Việt Nam. Những dư âm của lối viết truyền thống chỉ còn lại ít ỏi. Vì vậy, quan niệm gắn với loại hình nhân vật truyền thống không còn phù hợp với thực tại đang phát triển phức hợp, đa bình diện của con người thời đại. Việc xem xét tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trên bình diện đối thoại trong quan niệm về nhân vật là sự đối sánh với những quan niệm mang tính quy định về nhân vật trước 1975. Trước 1975, nhân vật được nhận diện chủ yếu bằng lập trường cách mạng và dân tộc nên dễ dàng xếp họ vào loại hình chính diện - phản diện, tích cực - tiêu cực; đồng thời nhân vật được khuôn vào khung hình của tầng lớp xã hội, giai cấp. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975 là người anh hùng lý tưởng của cả cộng đồng. Con người cá nhân tự động hòa chung trong con người xã hội. Con người với tất cả tính cách đa dạng tạm thời mờ đi trên trang sách. Phân biệt rõ ràng ta - địch; theo phe ta là người tốt, chính nghĩa, theo địch là kẻ xấu, bán nước. Các nhân vật gần như ít có đấu tranh nội tâm mà chỉ một quyết tâm hướng về nhân dân, Tổ quốc. Bản chất xã hội của nhân vật giống nhau khi kết tinh trong mình tính nhân đạo và anh hùng. Hành trình số phận của nhân vật từ nô lệ, khổ đau đến giải phóng và hạnh phúc đã nhịp bước cùng hành trình của dân tộc đi từ đau thương đến quật khởi. Ở những người anh hùng ít có cái riêng. Tính sử thi cao cả là đặc điểm quy phạm trong xây dựng thế giới nghệ thuật cũng như hình tượng nhân vật trong văn học giai đoạn này. Nhân vật chính diện được miêu tả đẹp đến lí tưởng, thần thánh cả về tâm hồn lẫn trí tuệ (chị Sứ trong Hòn đất, Lữ trong Dấu chân người lính, Khắc trong Vỡ bờ, Quế trong Đất Quảng…); ngược lại, nhân vật phản diện lại được khắc sâu ở tội ác (Min trong Đất Quảng, Săm trong Hòn đất…). Do hoàn cảnh chiến tranh, cả dân tộc dồn tâm sức cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Vì vậy những vấn đề dân tộc, lịch ...

Tài liệu được xem nhiều: