Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: doc
Dung lượng: 62.00 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cũng như bất kỳ hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội khác, toàn cầu hóa kinh tế phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước, các lực lượng tham gia quá trình đó. Từ sau khi Liên Xô tan rã, Chủ nghĩa xã hội (CNXH) bị xóa bỏ ở các nước Đông Âu, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi không có lợi cho các lực lượng cách mạng. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005 TÍNH HAI MẶT CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Tỵ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 1. Khái niệm và bản chất của toàn cầu hóa kinh tế: Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế: Về mặt kinh tế, có thể hiểu toàn cầu hóa (TCH) là quá trình lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ kinh tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu. Trong đó, hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động,... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế; mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau hình thành mạng lưới quan hệ đa tuyến vận hành theo các luật chơi chung được hình thành qua sự hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa, các nền kinh tế quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau. Bản chất của toàn cầu hóa kinh tế (TCH KT) Cũng như bất kỳ hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội khác, toàn cầu hóa kinh tế phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước, các lực lượng tham gia quá trình đó. Từ sau khi Liên Xô tan rã, Chủ nghĩa xã hội (CNXH) bị xóa bỏ ở các nước Đông Âu, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi không có lợi cho các lực lượng cách mạng. Về kinh tế, các nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ chi phối nền kinh tế thế giới từ sản xuất tới vốn, công nghệ, xuất khẩu, dịch vụ, thông tin và giữ vai trò chủ chốt trong nhiều tổ chức kinh tế. Từ đó, Mỹ và các nước công nghiệp phát triển tìm mọi cách áp đặt quyền thống trị, các luật chơi có lợi cho chúng. Tính chất đế quốc của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hiện nay và ngày càng thể hiện rõ. Trong văn kiện Đại hội IX Đảng ta đã nhấn mạnh: TCH KT là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực; vừa có hợp tác vừa có đấu tranh... 2. Tính hai mặt của quá trình TCH KT: TCH KT là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới. Tính tất yếu khách quan của TCH KT được thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. TCH KT có sức hấp dẫn vì nó làm cho nền kinh tế của các quốc gia 5 nếu khéo vận dụng trong chiến lược hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nước. TCH KT đang ngày càng lôi cuốn nhiều dân tộc, quốc gia có trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị xã hội khác nhau tham gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới TCH KT chưa phải là công thức tối ưu cho tất cả các quốc gia, dân tộc. TCH KT chưa phải là môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá. Xu thế TCH KT diễn ra không trôi chảy, dễ dàng mà phải thông qua quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nhóm nước: các nước phát triển và các nước đang phát triển, trong sự thống nhất và mâu thuẫn giữa TCH và liên kết khu vực, giữa tự do hóa và bảo hộ mậu dịch... 2.1. Những tác động tích cực của TCH KT: TCH KT thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, đưa lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế thế giới. Trong đó, cơ cấu kinh tế thế giới có bước chuyển dịch mạnh về chất: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ dựa vào công nghệ cao và tri thức tăng mạnh. Đây là cơ hội và tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã hội loài người. Các nước có nền kinh tế chậm phát triển nhờ tham gia TCH KT họ có điều kiện tiếp nhận các nguồn lực phát triển từ bên ngoài như vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển giao, kinh nghiệm tổ chức quản lý... khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên... thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế trong nước. TCH KT thực chất là mở rộng và phát triển thị trường toàn cầu. Sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan thuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước. Nửa đầu thế kỷ XX, kim ngạch buôn bán của thế giới tăng 2 lần, đến nửa sau thế kỷ XX, do cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế nên kim ngạch buôn bán của thế giới đã tăng 50 lần. Sự phát triển mạnh mẽ thị trường toàn cầu dưới tác động của toàn cầu hóa đã cho phép các nước đang và chậm phát triển có thể tận dụng các nguồn lực của mình, nhất là nguồn lực lao động dồi dào để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Dưới tác động của quá trình TCH, những thành tựu của khoa học công nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học công nghệ để phát triển. Cùng với quá trình TCH KT, nguồn vốn đầu tư quốc tế tăng mạnh góp phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh tạo điều kiện cho các nước tiếp cận được nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ thống phân công lao động quốc 6 tế có lợi cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư. (Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài năm 1997 gấp 800 lần năm 1914) TCH KT thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế quốc gia và sự hợp tác khu vực để các chủ thể này có thể nâng cao vị thế cạnh tranh và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005 TÍNH HAI MẶT CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Tỵ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 1. Khái niệm và bản chất của toàn cầu hóa kinh tế: Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế: Về mặt kinh tế, có thể hiểu toàn cầu hóa (TCH) là quá trình lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ kinh tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu. Trong đó, hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động,... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế; mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau hình thành mạng lưới quan hệ đa tuyến vận hành theo các luật chơi chung được hình thành qua sự hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa, các nền kinh tế quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau. Bản chất của toàn cầu hóa kinh tế (TCH KT) Cũng như bất kỳ hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội khác, toàn cầu hóa kinh tế phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước, các lực lượng tham gia quá trình đó. Từ sau khi Liên Xô tan rã, Chủ nghĩa xã hội (CNXH) bị xóa bỏ ở các nước Đông Âu, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi không có lợi cho các lực lượng cách mạng. Về kinh tế, các nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ chi phối nền kinh tế thế giới từ sản xuất tới vốn, công nghệ, xuất khẩu, dịch vụ, thông tin và giữ vai trò chủ chốt trong nhiều tổ chức kinh tế. Từ đó, Mỹ và các nước công nghiệp phát triển tìm mọi cách áp đặt quyền thống trị, các luật chơi có lợi cho chúng. Tính chất đế quốc của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hiện nay và ngày càng thể hiện rõ. Trong văn kiện Đại hội IX Đảng ta đã nhấn mạnh: TCH KT là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực; vừa có hợp tác vừa có đấu tranh... 2. Tính hai mặt của quá trình TCH KT: TCH KT là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới. Tính tất yếu khách quan của TCH KT được thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. TCH KT có sức hấp dẫn vì nó làm cho nền kinh tế của các quốc gia 5 nếu khéo vận dụng trong chiến lược hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nước. TCH KT đang ngày càng lôi cuốn nhiều dân tộc, quốc gia có trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị xã hội khác nhau tham gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới TCH KT chưa phải là công thức tối ưu cho tất cả các quốc gia, dân tộc. TCH KT chưa phải là môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá. Xu thế TCH KT diễn ra không trôi chảy, dễ dàng mà phải thông qua quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nhóm nước: các nước phát triển và các nước đang phát triển, trong sự thống nhất và mâu thuẫn giữa TCH và liên kết khu vực, giữa tự do hóa và bảo hộ mậu dịch... 2.1. Những tác động tích cực của TCH KT: TCH KT thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, đưa lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế thế giới. Trong đó, cơ cấu kinh tế thế giới có bước chuyển dịch mạnh về chất: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ dựa vào công nghệ cao và tri thức tăng mạnh. Đây là cơ hội và tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã hội loài người. Các nước có nền kinh tế chậm phát triển nhờ tham gia TCH KT họ có điều kiện tiếp nhận các nguồn lực phát triển từ bên ngoài như vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển giao, kinh nghiệm tổ chức quản lý... khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên... thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế trong nước. TCH KT thực chất là mở rộng và phát triển thị trường toàn cầu. Sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan thuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước. Nửa đầu thế kỷ XX, kim ngạch buôn bán của thế giới tăng 2 lần, đến nửa sau thế kỷ XX, do cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế nên kim ngạch buôn bán của thế giới đã tăng 50 lần. Sự phát triển mạnh mẽ thị trường toàn cầu dưới tác động của toàn cầu hóa đã cho phép các nước đang và chậm phát triển có thể tận dụng các nguồn lực của mình, nhất là nguồn lực lao động dồi dào để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Dưới tác động của quá trình TCH, những thành tựu của khoa học công nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học công nghệ để phát triển. Cùng với quá trình TCH KT, nguồn vốn đầu tư quốc tế tăng mạnh góp phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh tạo điều kiện cho các nước tiếp cận được nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ thống phân công lao động quốc 6 tế có lợi cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư. (Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài năm 1997 gấp 800 lần năm 1914) TCH KT thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế quốc gia và sự hợp tác khu vực để các chủ thể này có thể nâng cao vị thế cạnh tranh và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Toàn cầu hóa kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế Xu thế toàn cầu hóa Bản chất toàn cầu hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 414 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 345 0 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 289 0 0 -
6 trang 280 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 266 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 207 0 0 -
6 trang 195 0 0
-
23 trang 195 0 0