Danh mục

Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa nhi - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ 2004-2006

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.44 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát tình hình bệnh tật, tử vong sơ sinh (TVSS) tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (BVĐKĐT), để đưa ra kết luận rằng ô hình bệnh tật và TVSS ở khoa Nhi, BVĐKĐT phù hợp với mô hình bệnh tật và TVSS ở các nước đang phát triển. Việc tăng cường kỹ năng hồi sức cấp cứu TSS, xử trí, chăm sóc TSS non tháng, nhẹ cân cho cán bộ y tế làm công tác Nhi khoa tại các cơ sở y tế sẽ góp phần làm giảm đáng kể TVSS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa nhi - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ 2004-2006 TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG SƠ SINH TẠI KHOA NHI – BV ĐA KHOA ĐỒNG THÁP TỪ 2004 – 2006 Huỳnh Hồng Phúc*, Huỳnh Thị Duy Hương** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình bệnh tật, tử vong sơ sinh (TVSS) tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (BVĐKĐT). Phương pháp: Cắt ngang mô tả và phân tích. Kết quả: Qua nghiên cứu 1.875 trẻ sơ sinh (TSS) nhập viện từ ngày 01.01.2004 đến 31.12.2006 tại khoa Nhi, BVĐKĐT. Tỷ lệ TSS nhập viện trong 6 ngày đầu 79,5%, được dùng kháng sinh (78,2%), chiếu đèn (51,7%). Tỷ lệ TVSS 11,4%. Ở TSS tử vong, nam chiếm 58,9%, nhẹ cân (73,8%), non tháng (69,2%), có dấu hiệu nặng lúc nhập viện (86%), TVSS sớm (79%), chuyển viện từ tuyến dưới (31,3%), tử vong 24 giờ đầu nhập viện (34%). Nguyên nhân tử vong thường gặp: non tháng (35,5%), nhiễm trùng (32,2%), ngạt (16,8%), dị tật bẩm sinh (8,9%). Các yếu tố tiên đoán tử vong là dấu hiệu nặng lúc nhập viện (OR = 13,4), dị tật bẩm sinh (OR = 3,5), chuyển viện từ BV huyện (OR = 3,2), nhập viện trước 24 giờ tuổi (OR = 2,5), nhẹ cân (OR = 1,8), non tháng (OR = 1,8). Kết luận: Mô hình bệnh tật và TVSS ở khoa Nhi, BVĐKĐT phù hợp với mô hình bệnh tật và TVSS ở các nước đang phát triển. Việc tăng cường kỹ năng hồi sức cấp cứu TSS, xử trí, chăm sóc TSS non tháng, nhẹ cân cho cán bộ y tế làm công tác Nhi khoa tại các cơ sở y tế sẽ góp phần làm giảm đáng kể TVSS. ABSTRACT MORBIDITY AND MORTALITY OF NEONATES ADMITTED IN PEDIATRIC DEPARTMENT – DONG THAP GENERAL HOSPITAL FROM 2004 TO 2006 Huynh Hong Phuc, Huynh Thi Duy Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 51 - 55 Objectives: Study of morbidity and mortality of neonates admitted in paediatric department at Dong Thap Hospital from 2004 to 2006. Method: Cross-sectional description and analysis study. Results: The number of neonates admitted to the pediatric department - Dong Thap General Hospital was 1,875 from January 1st 2004 to December 31st 2006. The percentage of 6-day old patients was 79.5% of which 78.2% was treated with autibiotics and 51.7% with phototherapy. The overall mortality for the 1,875 above-mentioned patients was 11.4% in which 58.9% was male, 73.8% was low birth weight, 69.2% was premature, 86% had serious signs at the time of admission, 79% experienced early neonatal death, 31.3% was transferred from district hospitals and 34% died within the first 24 hours of admission. The common causes of death were: prematurity: 35.5%, infection: 32.2%, asphyxiation: 16.8% and congenital malformation: 8.9%. The death prediction factors were serious signs at the time of admission (OR = 13.4), congenital malformation (OR = 3.5), transferred from district hospital (OR = 3.2), admission before 24 hours after birth (OR = 2.5), low birth weight (OR = 1.8), prematurity (OR = 1.8). * ** Khoa Nhi –BVĐK. Đồng Tháp. (ĐT: 0918700086) Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCM Conclusions: The pattern of neonatal morbility and mortality at the Pediatric department – Dong Thap General Hospital, looks similar to that of developing countries. The neonatal death rate would be reduced significantly if health staff’s skills in resuscitating, treating and taking care of premature low birth weight newly born babies were improved. - Cỡ mẫu xác định các yếu tố liên quan tử ĐẶT VẤN ĐỀ vong: Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 triệu Công thức: TSS tử vong, châu Phi và Đông Nam Á chiếm Z1−α 2 p * (1 − p*) + Z1−β [p1 (1 − p1 ) + p 2 (1 − p 2 )]2 2/3 các trường hợp TVSS(8). TVSS ở nước ta vẫn 2 n= d2 còn đang ở mức báo động và giảm không đáng (n = 206 TSS tử vong) kể(2). Mặt khác, bệnh chu sinh và SS đang có chiều hướng gia tăng(10). Để đạt được mục tiêu Thu thập số liệu phát triển của thiên niên kỷ đòi hỏi sự giảm - Hồi cứu hồ sơ TSS nhập khoa Nhi được đáng kể TVSS. Do đó, giảm TVSS phải là vấn chẩn đoán xác định tại phòng lưu trữ hồ sơ từ đề ưu tiên sức khỏe cộng đồng hàng đầu(9). năm 2004 đến 2006. BVĐKĐT là BV đa khoa trung tâm của tỉnh có - Chọn bệnh chính và bệnh tử vong chính số lượng TSS nhập viện ngày càng tăng, và theo ICD10. TVSS. Việc xác định tình hình bệnh tật và Xử lý số liệu TVSS thực tế tại Bệnh viện (BV) để có cơ sở Bằng phần mềm thống kê SPSS 12.0 for khoa học, từ đó đề xuất các biện pháp khả thi Windows. và tích cực nhằm cải thiện tình hình bệnh tật và TVSS tại BVĐKĐT. KẾT QUẢ Mục tiêu nghiên cứu Các đặc điểm dịch tễ học TSS nhập viện. - Khảo sát tình hình bệnh tật và TVSS tại khoa Nhi BVĐKĐT từ 2004 – 2006. - Giới: Nam 59,1%, ngày tuổi vào viện: < 1 ngày (48,5%), 1-2 ngày (19,9%), 3-6 ngày (11%), 7-18 ngày (20,6%), nhẹ cân (45%), non tháng (39,1%), có dùng kháng sinh (78,2%), chiếu đèn (51,7%) ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang- mô tả và phân tích. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh TSS điều trị nội trú tại Khoa Nhi BVĐKĐT từ 2004-2006. Tiêu chuẩn loại trừ TSS chưa có chẩn đoán rõ , trốn viện, con bỏ rơi. Cỡ mẫu Cỡ m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: