Danh mục

Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu tại Bệnh viện Thống Nhất (01/10/2009-30/09/2010)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.85 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu ngày càng gia tăng, vấn đề sử dụng kháng sinh hiện nay rất tùy tiện. Vì những lí do đó, nghiên cứu có hai mục đích: Khảo sát tỉ lệ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Tìm hiểu tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu tại Bệnh viện Thống Nhất (01/10/2009-30/09/2010) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU TẠI BVTN (01/10/2009-30/09/2010) Đặng Mỹ Hương* TÓM TẮT Mục đích: Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu ngày càng gia tăng, vấn đề sử dụng kháng sinh hiện nay rất tùy tiện. Vì những lí do đó, nghiên cứu của chúng tôi có hai mục đích: Khảo sát tỉ lệ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Tìm hiểu tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân có kết quả cấy nước tiểu dương tính tại BVTN từ 1/10/2009 đến 30/09/2010. Phương pháp nghiên cứu: Vi khuẩn phân lập được xác định bằng những phản ứng sinh hóa theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y tế Thế Giới. Đánh giá độ nhạy của kháng sinh theo mức độ (S) (I) và (R) theo tiêu chuẩn CLSI. Kết quả: Trong nghiên cứu này có 454 mẫu trên 1247 mẫu được xác định là nuôi cấy nước tiểu dương tính. Vi khuẩn được phân lập nhiều nhất là trực khuẩn Gram âm (72,03%). E.coli chiếm tỉ lệ cao nhất (38,30%), Enterococcus fecalis (15,80%), Acinetobacter (10,35%), Klebsiella (8,37%), Pseudomonas aeruginosa (6,17%). Trực khuẩn Gram âm có tỉ lệ kháng cao đối với Fluoroquinolone và Cephalosporin. Imipenem và Meropenem vẫn còn nhạy tốt đối với E.coli, Klebsiella, Proteus. Tỉ lệ đa kháng của P. aeruginosa là 25%, Acinetobacter là 27,66%. Cầu khuẩn Gram dương có tỉ lệ kháng cao với Fluoroquinolone (55,56%) và Aminoglycoside (52,78%). Kết luận: Trực khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng tiểu cao nhất 72,03%. Imipenem và Meronem vẫn còn nhạy với các vi khuẩn này. Tuy nhiên, tỉ lệ đa kháng của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter vẫn cao. Từ khóa: Kháng sinh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhạy cảm, kháng, phòng thí nghiệm lâm sàng. ABSTRACT STUDY OF ANTIBIOTIC RESISTANT OF BACTERIA CAUSATIVE IN URINARY TRACT INFECTIONS AT THONG NHAT HOSPITAL (01/10/2009 – 30/09/2010) Dang My Hương * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 304 - 309 Purpose: The rate antibiotic resistant of bacteria causative in urinary tract infections (UTIs) are increased. Today, the problem using antibiotic are free. Because these reasons, our study has two purposes. The rate of bacteria causative in urinary tract infections. Understanding antibiotic resistant of bacteria causative in urinary tract infections. Patients and methods: Patients with urine specimens cultured for isolation of the microbial agents of UTIs at Thong Nhat Hospital from 01/10/2009 to 30/09/2010. The isolation bacteria were identified using biochemicaltests with WHO’s standard. Appreciate level Sensitive(S), Inhibitive (I), Resistant (R) with CLSI (Clinical and Laboratory Standards Institude). Results: In this study 454 specimens of 1247 were shown to be urine culture positive. The most isolated bacteria were Gram negative bacilli (72.03%). E.coli (38.30%) presented the highest prevanlence. Enterococcus fecalis (15.80%), Acinetobacter (10.35%), Klebsiella (8.37%), Pseudomonas aeruginosa (6.17%). Gram negative * Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Đặng Mỹ Hương, ĐT: 08.38642140 304 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học bacteria show high level of resistant to Fluoroqinolone and Cephalosporine. Imipenem and Meropenem were still effective to E. coli, Klebsiella and Proteus. The rate of Multi – Drug – Resistant of P.aeruginosa (25%), Acinetobacter (27.66%). Gram positive bacteria show high level of resistance Fluoroquinolone 55.56% and Aminoglycoside 52.7%. Conclusion: Gram negative bacteria causative UTIs were high level at 72.03%. Imipenem and Meropenem were still effective with them. The rate of Multi – Drug – Resistant of Pseudomonas aeruginosa 25%; Acinetobacter 27.66%. Key words: Antibiotic, urinary tract infections, sensitive, inhibitive, resistant, Clinical and Laboratory Standards Institude. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tình trạng nhiễm trùng bệnh viện đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong tất cả các bệnh viện. Ở Mỹ hàng năm đã chi đến 5-10 tỉ USD cho việc mua kháng sinh và thời gian nằm viện kéo dài do nhiễm trùng bệnh viện gây ra đã ảnh hưởng đến tài chính và sinh hoạt của bệnh nhân và xã hội. Đặc thù của BVTN là bệnh nhân cao tuổi, đa bệnh và bệnh mạn tính nhiều nên NTTN chủ yếu là NTTN thứ phát và là bệnh cảnh của nhiễm trùng bệnh viện đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp. Nhiễm trùng tiết niệu nói chung gồm hai loại khác biệt nhau Nhiễm trùng tiết niệu đặc thù (Specific infection ) do các loại vi khuẩn đặc biệt gây nên như vi khuẩn lao, lậu, hoặc nấm. Nhiễm trùng tiết niệu không đặc hiệu (non specific infection) là nhiễm trùng gặp do các loại trực khuẩn gram âm như Escherichia coli, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas aeruginosa hoặc các lo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: