Danh mục

TÌNH HÌNH KT,XH VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 1930_4

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.13 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết tình hình kt,xh và phong trào cách mạng vn nửa đầu những năm 1930_4, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌNH HÌNH KT,XH VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 1930_4TÌNH HÌNH KT,XH VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 1930Qua thực tế diễn biến của phong trào, Trung ương Đảng đã ra nhữngChỉ thị về “Vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh”, về phát triển cácđội Tự vệ công nông, về việc chống thực dân Pháp và phong kiến tay saibuộc dân cày ra “đầu thú”, giúp cho phong trào phát triển đúng hướng,qua đó tránh được tổn thất trong nhiều trường hợp, duy trì được lựclượng cách mạng.Ngày 7 – 10 – 1930, nông dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có lựclượng tự vệ vũ trang hỗ trợ, xông vào huyện đường đốt sổ sách, phánhà lao. Nông dâncác huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh cũng nổi dậy đấu tranh.Khắp toàn quốc, các cuộc đấu trang của quần chúng đã có nhiều khẩuhiệu ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh.Ở Bắc Kì, ngay tại Hà Nội, ngày 11 – 10 – 1930, đội Tuyên truyền xungphong, tập hợp hàng trăm người, phân phát truyền đơn, kêu gọi nhândân ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Ngày 14 – 10, nông dân Tiền Hải (TháiBình) biểu tình. Ngày 20 – 10, nông dân Bồ Đề, huyện Bình Lục (HàNam) đấu tranh. Cuối tháng 10, công nhân dệt Nam Đinh, công nhâncác nhà máy, xí nghiệp ở Hải Phòng đấu tranh.Ở Trung Kì, ngày 17 – 10 – 1930 nổ ra các cuộc đấu tranh của nông dâncác huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).Ở Nam Kì, công nhân các hãng dầu Stênđô (Standard), Texaco vàPhơrăngse – Asie bãi công. Tổng Công hội Nam Kì tổ chức diễn thuyết ởNhà Bè, kêu gọi công nhân đứng lên đấu tranh ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ.Nông dân Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh biểu tình đòi xóa bỏ thuế phụthu, miễn lao dịch.Trong hai tháng 9 và 10 – 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh: Bắc Kìcó 29 cuộc, Trung kì 316 cuộc, Nam kì 17 cuộc. Trong đó hơn 20 cuộccủa công nhân, hơn 300 cuộc của nông dân, hơn 10 cuộc của các tầnglớp khác.Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước ngoài,nhưng Người theo dõi chặt chẽ diễn biến phong trào cách mạng ở trongnước. Một mặt, Người chỉ thị cho Trung ương phải nhanh chóng có kếhoạch chống địch khủng bố, bảo vệ tổ chức Đảng. Mặt khác, Người gửibáo cáo cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ. Ngày 29 - 9 -1930,Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Ngày 5 –11 – 1930, Người gửi thư cho Quốc tế nông dân. Ngày 19 – 2 – 1931,Người gửi báo cáo “Nghệ - Tĩnh đỏ” cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộngsản, trong đó có đoạn viết: “Trong thừi kì Pháp xâm lược cũng nhưtrong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đãnổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ -Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống của mình…Nghệ - Tĩnh thật xứng đángvới danh hiệu đỏ”.Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh…(28 đồn được dựng lên ở riêng Nghệ An), tuyên truyền của Chính phủ,báo chí đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ– Tĩnh”.Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đãtỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Từ giữa năm 1931,phong trào tạm thời lắng xuống và cuộc đấu tranh chuyển sang thời kìphục hồi phong trào.4. Thoái trào cách mạng và cuộc đấu tranh phục hồi phong trào 1932-19354.1. Chính sách mới của thực dân Pháp (1931- 1935)Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tuy vậy,chính qyền thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn rất lo sợ những ngườicộng sản. Toàn quyền Patxkiê (Pasquyer) tuyên bố: Cuộc chiến đấuchống cộng sản là một chiến đấu quyết liệt nhất, cho đến khi nào cộngsản bị hoàn toàn tiêu diệt mới thôi. Trong báo cáo của Mácti (LouisMarti) trùm mật thám Pháp, cũng thừa nhận những khó khăn củachúng khi đương đầu với những người cộng sản.Hi vọng dập tắt hẳn phong trào cách mạng Việt Nam, thực dân Pháptăng cường chính sách khủng bố . Hàng vạn chiến sĩ cộng sản và quầnchúng cách mạng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã bị bắt.Trần Phú bị bắt ngày 19 – 4 – 1931 tại Sài Gòn .Thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố nhằm dập tắt phong trào cáchmạng Việt Nam. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước bịbắt. Các nhà tù Hỏa Lò ( Hà nội ), Khám Lớn ( Sài Gòn ), nhà tù Côn Đảo,ngục Kon Tum, Lao Bảo, Sơn La và các trại giam ở nhiều nơi khác chậtđầy tù chính trị. Từ năm 1930 đến 1933, thực dân Pháp đã bắt giam242.532 người. Trong những năm 1930 – 1935, ở Côn Đảo có 833 tùchính trị bị tra tấn đến chết. Ở ngục Kon Tum có hơn 300 tù chính trị bịthủ tiêu. Hai năm 1930 – 1931, ở Bắc Kì, thực dân Pháp mở 21 phiêntòa đại hình, xử 1094 vụ, trong đó có 164 án tử hình, 114 án khổ saichung thân, 420 án đày biệt xứ .Từ năm 1930 đến đầu năm 1933, Hội đồng đề hình và Tòa án phongkiến đã xử 6.902 vụ, trong đó 188 người bị kết án tử hình .Ở Nam Kì, trong một phiên xét xử vào tháng 5 – 1933, Tóa án đại hìnhSài Gòn xử các đảng viên cộng sản và những người yêu nước như: NgôGia Tự, Nguyễn Chí Diễu … , đã kết án tự hình 8 người, chung thân 19người và 79 người bị kết án tù từ 5 đến 20 năm.Chính sách k ...

Tài liệu được xem nhiều: