Danh mục

Tình hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp tại khoa lâm sàng người lớn, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, TP. Hồ Chí Minh, từ 6/2010 đến 2/2011

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.82 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tình hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp ở các giai đoạn điều trị (tấn công hay củng cố). Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả trên 53 bệnh nhân điều trị đặc hiệu các giai đoạn bệnh bạch cầu cấp, trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến 06/2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp tại khoa lâm sàng người lớn, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, TP. Hồ Chí Minh, từ 6/2010 đến 2/2011 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU BỆNH BẠCH CẦU CẤP TẠI KHOA LÂM SÀNG NGƯỜI LỚN, BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU-HUYẾT HỌC, TP. HỒ CHÍ MINH, TỪ 6/2010 ĐẾN 2/2011 Ngô Ngọc Ngân Linh*, Nguyễn Tấn Bỉnh*, Hoàng Duy Nam*, Huỳnh Đức Vĩnh Phú* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp ở các giai đoạn điều trị (tấn công hay củng cố). Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả trên 53 bệnh nhân điều trị đặc hiệu các giai đoạn bệnh bạch cầu cấp, trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến 06/2011. Kết quả: 100% trường hợp sốt giảm bạch cầu hạt trong đó có 66% trường hợp xác định được ổ nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết chiếm tỉ lệ cao nhất 39,6%. Tác nhân thường gặp nhất là 81,5% vi khuẩn Gram âm (Gr(-)), trong đó E. coli chiếm tỉ lệ cao nhất 22,2%. Tỉ lệ nhiễm nấm (11,1%) đang có khuynh hướng gia tăng hơn so với nhiễm khuẩn Gram dương. Tỉ lệ đề kháng Levofloxacin của tác nhân Gram âm lên đến 77,8% và với Amikacin là 26,7%, trong khi tỉ lệ nhạy với cephalosporin thế hệ 3 chỉ khoảng 50% các trường hợp. Xuất hiện chủng Burkholderia cepacia được xem là có tỉ lệ kháng cao với Imipenem, Piperacilline – Tazobactam và chủng Stenotrophomonas maltophilia kháng Meropenem. Sự phù hợp dựa trên phân lập vi khuẩn Gram âm và kháng sinh đồ của kháng sinh kinh nghiệm Piperacilline/tazobactam kết hợp amikacine, Imipenem/cilastin kết hợp amikacine là 72,7% và 71,4%. Kết luận: Nhiễm khuẩn trong các giai đoạn điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp là biến chứng thường gặp nhất. Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết cao vì thế bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt cần được theo dõi sát và điều trị khẩn cấp với kháng sinh kinh nghiệm. Phác đồ có thể chọn lựa bước đầu là Imipenem/cilastin và amikacine hay Piperacilline/tazobactam và amikacine. Vancomycin và Amphotericin B vẫn còn hiệu quả trên vi khuẩn Gram dương (Gr(+)) và Candida spp trong nghiên cứu của chúng tôi. Từ khóa: nhiễm khuẩn, sốt giảm bạch cầu hạt, Gram âm, đề kháng, kháng sinh kinh nghiệm. ABSTRACT INFECTION IN NEUTROPENIC PATIENTS FOLLOWING CYTOTOXIC CHEMOTHERAPY OF ACUTE LEUKEMIA, IN THE BLOOD TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL, HO CHI MINH CITY, IN THE PERIOD 6/2010 -6/2011 Ngo Ngoc Ngan Linh, Nguyen Tan Binh, Hoang Duy Nam, Huynh Duc Vinh Phu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 181 - 186 Objective: To survey characteristics of infection in acute leukemia patients following specific chemotherapy (induction or consolidation therapy). Method: a retrospective cross-sectional study of 53 acute leukemia patients treated with induction or consolidation chemotherapy, in the period from 06/2010 to 06/2011. Results: 100% of cases had neutropenic fever, including 66% of cases with identified sites of infection. * Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS.BS. Ngô Ngọc Ngân Linh 182 ĐT: 0902.778.222 Email: nganlinhnn@yahoo.com Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Sepsis accounted for the highest rate of 39.6%. The most common agents were Gram-negative bacteria with the proportion of 81.5%, including E. coli with the highest proportion of 22.2%. The rate of fungal infection (11.1%) tended to increase more than Gram-positive infections. Up to 77.8% of Gram negative agents were resistant to Levofloxacin, 26.7% to Amikacin and just around 50% of them were sensitive to three-generation cephalosporins. Based on analysis of antibiotic-gram and isolated bacteria, the conformity of Piperacilline/tazobactam plus amikacine, Imipenem/cilastin plus amikacine were found to reach to respectively 72.7% and 71.4%. Conclusion: Infection is the most common complication in acute leukemia patients following chemotherapy. Due to the high rate of sepsis, close follow-up is required and empirical systemic antibiotics must be started immediately in patients with neutropenic fever. Imipenem/cilastin plus amikacine or Piperacilline/tazobactam plus amikacine should be chosen initially. In our study, Vancomycin and Amphotericin B are still effective on the Gram positive and Candida spp. Key words: infection, neutropenic fever, gram negative bacteria, resistance, empiric antibiotics. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối tượng nghiên cứu Nhiễm khuẩn là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân (BN) hóa trị liệu đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp(4,6,7,10). Trong bối cảnh đề kháng kháng sinh đang gia tăng hiện nay, tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện trong giai đoạn suy tủy sâu và kéo dài càng là một vấn đề nhức nhối. Ngoài việc làm gia tăng tình trạng đề kháng với các vũ khí kháng sinh mạnh, phổ rộng, thậm chí còn khá mới, còn phải kể đến một vấn đề cũng vô cùng quan trọng là chi phí điều trị gia tăng đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: