Danh mục

Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ vi sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 692.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này với mục đích khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ vi sinh trong hoạt động nuôi tôm ở tỉnh Quảng Trị, qua đó có thể đánh giá tiềm năng cũng như những bất cập còn tồn tại nhằm góp phần phát triển công nghệ vi sinh bền vững và hiệu quả cho nghề nuôi tôm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ vi sinh trên địa bàn tỉnh Quảng TrịTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 2 (2024) TÌNH HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Lê Công Tuấn Trường Đại học khoa học, Đại học Huế Email: lctuan@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 6/5/2024; ngày hoàn thành phản biện: 12/5/2024; ngày duyệt đăng: 14/5/2024 TÓM TẮT Năm 2023, tỉnh Quảng Trị có 101,8 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Ở vùng cát ven biển, 100% số hộ khảo sát nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) và sử dụng hoàn toàn ao lót bạt, trong đó 58,3% nuôi thâm canh với 44,4% áp dụng quy trình nuôi 2 giai đoạn; tôm đạt 61,81 con/kg sau 4 tháng nuôi. Vùng cửa sông, 84,3% số hộ nuôi nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi theo hình thức thâm canh trên ao đất (gần 80%); quy trình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn chưa được phổ biến ở vùng sinh thái này. Một số hộ nuôi áp dụng công nghệ vi sinh mang lại hiệu quả về năng suất và lợi nhuận từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng trên diện tích 01 ha nuôi. Các loại men vi sinh trong đó tổ hợp các vi sinh có lợi (EM - Effective Microorganisms), vi sinh công ty CP được các hộ nuôi tôm thường dùng, tôm được ghi nhận tăng trưởng nhanh, cải thiện được chất lượng nước và giảm lượng nước thay. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi tôm phù hợp với điều kiện đặc trưng của địa phương. Từ khoá: tôm thẻ chân trắng, công nghệ cao, công nghệ biofloc.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh ngành tôm Việt Nam có những biến động, năm 2022, xuất khẩutôm đạt 4,33 tỷ USD tăng trưởng 14% so với năm 2021. Trong đó, đóng góp chủ lực làtôm thẻ chân trắng (73,3%) tương ứng mức sản lượng ghi nhận được 743,5 nghìntấn/năm [1, tr. 7, Phụ lục II], năm 2023 đạt 3,38 tỷ USD, giảm 21,7% và dự kiến phụchồi tăng trưởng 10-15% vào năm 2024 [2, tr. 8]. Trước những cơ hội và thách thức đanxen, các mô hình nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng hai cấp, áp dụng công nghệcao và thân thiện với môi trường được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúcđẩy nghiên cứu và chuyển giao [1, tr. 5; 2, tr. 4]. 85Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ vi sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh kết hợp biofloc đem lại giá trịđồng lợi ích về mặt kinh tế và môi trường [3, tr. 1]. Hệ thống biofloc tuần hoàn đượclượng thức ăn dư thừa và chất hữu cơ do tôm thải ra thành nguyên liệu đầu vào chotôm tiêu thụ nhờ sự có mặt của hệ vi sinh vật. Do vậy, có thể tiết kiệm được chi phí bổsung nguồn thức ăn, đồng thời việc thay nước hoặc xả nước thải là không cần thiết [4,tr. 429; 5, tr. 11]. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm của các vi khuẩn gâybệnh như Vibrio [6, tr. 92-93]. Với công nghệ biofloc, năng suất nuôi tôm có thể tăng lêngấp hai đến ba lần trong cùng một đơn vị diện tích [7, tr. 13]. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ cao ứng dụng công nghệ visinh như biofloc vẫn còn khá hạn chế ở Việt Nam [8, tr. 1; 9, tr. 1]. Tại tỉnh Quảng Trị,theo số liệu từ Tổng cục thống kê năm 2022, sản lượng tôm nuôi đạt 5.425 tấn, tăng0,33% so với năm 2021. Quảng Trị là khu vực thường xuyên chịu cảnh mưa bão, ngoàira địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng mạnh bởi gió Tây Nam khô nóng, nắng gắt kéo dài vàomùa hè. Công nghệ vi sinh như công nghệ biofloc được đánh giá phù hợp cho địaphương có điều kiện khan hiếm nước hoặc cần thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất. Nghiên cứu này với mục đích khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ visinh trong hoạt động nuôi tôm ở tỉnh Quảng Trị, qua đó có thể đánh giá tiềm năngcũng như những bất cập còn tồn tại nhằm góp phần phát triển công nghệ vi sinh bềnvững và hiệu quả cho nghề nuôi tôm.2 PHƯƠNG PHÁP2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp Thu thập thông tin từ các báo cáo, số liệu thống kê, các đề tài dự án đã triểnkhai trên địa bàn thông qua làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó, thu thập các nguồn báo cáo dựán, báo cáo chuyên đề, số liệu đã đăng tải về tình hình nuôi tôm ở tỉnh Quảng Trị.2.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA bằng lập phiếu điều travà tổ chức phỏng vấn các đại diện của cơ sở nuôi tôm ở tỉnh Quảng Trị. Nội dung điềutra được thiết kế gồm 04 phần chính: sơ lược về công trình trang trại nuôi tôm; chi tiếtvề quy trình nuôi và chất lượng sản phẩm thu được; và thông tin về chế phẩm vi sinhđang sử dụng. Tổng cỡ mẫu đã điều tra là 100 phiếu thuộc 04 huyện và 01 thành phố,cụ thể được trình bày tại bảng 1. 86TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 2 (2024) Bảng 1. Phân bố phiếu điều tra ở các vùng nuôi tỉnh Quảng TrịSTT Vùng Huyện Xã Số phiếu 1 Vùng nuôi bãi ngang ven biển Triệu Phong Triệu Vân 10 2 Triệu Lăng 10 3 Hải Lăng Hải An 15 4 Hải Ba 1 5 Vùng nuôi ven sông Vĩnh Linh Vĩnh Lâm 15 6 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: