Danh mục

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.39 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải tài liệu: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đánh giá tình hình sản xuất chuối trên địa bàn, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, tích cực trao đổi thông tin giữa các nông hộ và với các đối tượng tiêu thụ là các giải pháp được đưa ra góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của cây trồng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUỐI Ở XÃ HƯƠNG PHÚ, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ngọc Châu, Mai Chiếm Tuyến Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Chuối là loại cây trồng rất phổ biến và mang lại nguồn thu đáng kể cho các nông hộ ở khu vực miền núi. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng này sẽ góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. Kết quả nghiên cứu đạt được cho thấy hiệu quả sản xuất chuối chưa cao và tình hình tiêu thụ loại sản phẩm này còn gặp nhiều trở ngại. Một số nông hộ đã áp dụng quy trình kỹ thuật trong canh tác chuối. Việc đào hố theo hàng, bón lót và tưới tiêu đã được các hộ quan tâm hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa số các hộ điều tra đang canh tác chuối theo kinh nghiệm vốn có và chưa được tập huấn một cách bài bản. Bên cạnh đó, do đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn nên quá trình đầu tư cho sản xuất chuối còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Ngoài ra, đa số các nông hộ tiêu thụ chuối một cách tự phát và thiếu chủ động, không có sự liên kết với các thương lái để nắm bắt thông tin thị trường và đảm bảo quá trình tiêu thụ sản phẩm này. Chính vì vậy, nhanh chóng đánh giá tình hình sản xuất chuối trên địa bàn, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, tích cực trao đổi thông tin giữa các nông hộ và với các đối tượng tiêu thụ là các giải pháp được đưa ra góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của cây trồng này. 1. Tổng quan về địa bàn và vấn đề nghiên cứu Hương Phú là một trong những xã điển hình của huyện Nam Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 7962,18 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 86,75%, đất phi nông nghiệp chiếm 4,14%, còn lại 9,12% diện tích là đất chưa sử dụng. Trong những năm qua, nguồn thu nhập của người dân tăng lên đáng kể tuy nhiên lại phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp mà điển hình là từ một số cây trồng chính như cao su, keo,... Do đó, khi có những bất lợi trực tiếp ảnh hưởng đến các loại cây trồng này thì nguồn sống của người dân bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, trong đó phát triển cây chuối theo lối sản xuất hàng hóa sẽ góp phần đảm bảo ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. 23 Trong những năm trở lại đây, bên cạnh cây cao su, chuối là loại cây trồng đang được xã đẩy mạnh sản xuất. Mặc dù là xã với 96,88% dân số là người Kinh nhưng do sản xuất dựa vào tập quán nên kết quả đạt được còn rất thấp. Đa số người dân trồng chuối theo thói quen, ít chăm sóc và bón phân nên mặc dù diện tích tăng lên đáng kể nhưng năng suất chuối không cao, việc tiêu thụ chuối gặp nhiều khó khăn nên thu nhập của người dân cũng bấp bênh. Chính vì vậy việc đánh giá tình hình sàn xuất và tiêu thụ chuối của xã là việc cấp thiết, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao thu nhập, ổn định mức sống cho người dân. 2. Quan điểm, phương pháp và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu Vấn đề được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và tư duy logic cùng quan điểm hệ thống - cấu trúc. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp. Thông qua cán bộ xã cùng với các thông tin sơ bộ về tình hình sản xuất chuối trên địa bàn, chúng tôi chọn điều tra các khu vực mà cây chuối được trồng phổ biến và điều tra ngẫu nhiên 45 hộ trong khu vực này. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chính xác và khoa học chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên gia để kiểm tra và đánh giá lại mức độ chính xác của các thông tin được cung cấp bởi các nông hộ. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất chuối của xã Hương Phú; - Mô tả đặc trưng kinh tế - xã hội của các hộ sản xuất nông nghiệp của xã; - Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối của các hộ điều tra thuộc xã Hương Phú; - Đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chuối trên địa bàn xã Hương Phú. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Quy mô sản xuất chuối của xã Hương Phú giai đoạn 2007 - 2009 Qua điều tra và tìm hiểu thực tế tại địa phương cho thấy, diện tích chuối già lùn chiếm đến 70% tổng diện tích chuối của toàn xã, con số này đối với chuối Thanh Tiên là 10%, diện tích còn lại các loại chuối khác là 20%. 24 Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng chuối của xã Hương Phú giai đoạn 2007 - 2009 So sánh Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 08/07 +/- Diện tích % +/- % 09/07 +/- % 33,00 41,00 46,00 8,00 24,24 5,00 12,20 13,00 39,39 Năng suất Tấn/ha 22,00 22,00 23,00 0,00 Sản lượng Ha 09/08 Tấn 0,00 1,00 4,55 1,00 4,55 726,00 902,00 1058,00 176,00 24,24 156,00 17,29 332,00 45,73 Nguồn: Văn phòng UBND xã Hương Phú. Nhìn vào Bảng 1 ta thấy, quy mô diện tích trồng chuối của xã có xu hướng tăng lên, năm 2009, diện tích này đạt 46,00 ha, tăng 5,00 ha (tương ứng 24,24%) so với năm 2008 và tăng 13,00 ha (tương ứng 39,39%) so với năm 2007. Diện tích tăng lên, trong khi năng suất khá ổn định đã làm cho sản lượng chuối tăng lên đáng kể. Năm 2009, sản lượng chuối toàn xã đạt 1058,00 tấn, tăng lần lượt 156,00 tấn và 332,00 tấn so với năm 2008 và 2007. Đạt được kết quả như vậy là do trong những năm trở lại đây, bà con trên địa bàn đã đẩy mạnh sản xuất chuối thay cho một số loại cây trồng thiếu hiệu quả như cam, chanh.... Đặc biệt, cây chuối đang được phát triển khá mạnh và dần trở thành cây chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của đất vườn nhà và vườn đồi. Tuy nhiên, do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, quá trình đầu tư cho cây chuối còn thấp, ngoài ra đa số người dân canh tác chuối không phải theo lối thâm canh, giống chuối cũng có từ lâu đời. Chính vì vậy trong thời gian tới, xã cần có những biện pháp tích cực hơn nhằm đẩy mạnh phát triển cây chuối một cách ổn định và bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là nguồn thu từ kinh tế vườn. 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: