Danh mục

Tình hình tận dụng phế phẩm từ quả điều trong sản xuất các sản phẩm định hướng ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và sản xuất nhiên liệu

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 504.01 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tình hình tận dụng phế phẩm từ quả điều trong sản xuất các sản phẩm định hướng ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và sản xuất nhiên liệu giới thiệu khái quát về quả điều; Tình hình sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả điều.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình tận dụng phế phẩm từ quả điều trong sản xuất các sản phẩm định hướng ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và sản xuất nhiên liệu TÌNH HÌNH TẬN DỤNG PHẾ PHẨM TỪ QUẢ ĐIỀU TRONG SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU Hồ Thị Hồng Thi và Nguyễn Thị Cẩm Mi* (*) Viện Khoa học Ứng Dụng, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Mai TÓM TẮT Điều có tên khoa học Anacardium occidentale Linn.; là cây nhiệt đới, thường xanh (xanh quanh năm) và là cây công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Ngoài hạt điều mang lại giá trị kinh tế cao, dịch quả điều (CAJ) với hàm lượng vitamin C, khoáng chất và hàm lượng polyphenol cao thích hợp sản xuất các loại nước giải khát lên men, mứt, kẹo,…Phần bã thịt quả điều sau ép (CAB) chứa hàm lượng chất xơ khoảng 15 – 18% được trích ly thu nhận pectin và cellulose hay lên men thu ethanol và ứng dụng vào nhiều mục đích. Phần vỏ lụa hạt điều (Testa) được ép để thu dịch chiết (CNSL) ứng dụng làm dầu diesel, nhựa, chất kết dính, đánh vecni cách điện,… Quả điều cùng với vỏ hạt điều là các phế phẩm từ ngành công nghiệp sản xuất hạt điều đang từng bước tạo ra vị thế riêng cho mình từ đó góp phần nâng cao giá trị của cây điều. Từ khóa:công nghiệp, hạt điều, nhiên liệu, quả điều, sản phẩm. 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẢ ĐIỀU Điều hay còn được gọi là Đào lộn hột, tên tiếng Anh là Cashew và tên khoa học là Anacardium occidentale Linn. Cây điều có nguồn gốc từ Đông Bắc Nam Phi (Brasil), Đông Nam Venezuela sau đó được phân bố rộng rãi khắp thế giới nhờ các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha vào những năm 1500. Nhiều năm trở lại đây cây điều được biết đến là cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta. Ở Việt Nam, cây điều du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980, sau đó được phát triển thành cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và được trồng rộng rãi ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ cụ thể như: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,… Điều là cây công nghiệp quan trọng ở nước ta hiện nay với tổng diện tích trồng ở Việt Nam năm 2021 đạt 297.000 ha, bằng 99,7 % so với năm 2020. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến quý I/2021 xuất khẩu hạt điều ước đạt 108 nghìn tấn. Việt Nam là một trong những nước cung cấp hạt điều lớn nhất cho Thế Giới với xấp xỉ 285 nghìn tấn năm 2020. 419 Trái điều 90% Hình 4. Cấu tạo quả điều 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ QUẢ ĐIỀU 2.1 Giới thiệu Xét về nhu toàn cầu của thị trường hạt điều của Thế giới thì ngành công nghiệp chế biến hạt điều có giá trị kinh tế rất lớn. Vì các thành phần hóa học có sẵn cũng như các chất chuyển hóa thứ cấp như các hợp chất phenolic, các acid amin thiết yếu trong hạt điều chứng tỏ đây là loài cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, trong ngành thực phẩm thì hạt điều được chế biến thành dạng hạt rang muối, sấy khô, sữa hạt điều. Tuy nhiên, quá trình chế biến hạt điều trong công nghiệp tạo ra một khối lượng không nhỏ các sản phẩm phụ, điều này đã gây ra những lo ngại đối với môi trường. Chúng bao gồm dịch chiết vỏ hạt điều (CNSL), testa (vỏ lụa), quả thịt điều và bã thịt điều sau ép (CAB). Các sản phẩm phụ này cũng có đóng góp không nhỏ vào các ngành công nghiệp khác vì chúng sau khi được xử lý sẽ tạo thành một số hợp chất hoạt tính sinh học, polyme và các sản phẩm khác, từ đó có thể giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Ví dụ, thịt quả điều có thể ép thu dịch để làm nước uống lên men, mặt khác bã sau khi ép còn rất nhiều chất hữu cơ và có thể là một nguồn nguyên liệu lignocellulosic mạnh để sản xuất cồn sinh học, thu cellulose, thu pectin và các sản phẩm khác. 2.2 Chế phẩm từ quả điều Quả thịt điều Trái điều có hai phần: phần hạt và phần cuống. Phần hạt điều có lợi ích kinh tế lớn hơn. Hạt điều khô có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng như một món ăn trong nhiều thập kỷ qua. Phần cuống tức là quả thịt của trái điều h a y c ò n g ọ i l à quả giả có thời gian bảo quản ngắn nên thường được tiêu thụ ở các khu vực địa phương dưới dạng trái cây tươi. Dịch quả điều – CAJ (Cashew apple juice) Quả giả được mọi người biết rộng rãi do có chất làm se nhẹ hương vị vì chứa nhiều tannin. Lượng trái điều bị lãng phí hằng năm rơi vào khoảng 85%, tức là khoảng 1 triệu tấn. Dịch quả điều điều đã được sử dụng 420 để tạo ra một loạt các sản phẩm bao gồm nước lên men, rượu vang, mứt, thạch, kẹo và các loại sản phẩm khác đang được nghiên cứu như làm bột, bánh ngọt, thanh ngũ cốc,… (Araújo và cộng sự, 2011). CAJ là một kho lưu trữ các loại đường khử, đặc biệt là sucrose và fructose có thể hoạt động như một chất nền cho vi sinh vật để hỗ trợ chuyển đổi thành các sản phẩm như ethanol và rượu vang. Ngoài ra, CAJ cũng có thể hoạt động như một chất nền để tổng hợp các enzyme và oligosaccharide prebiotic ứng dụng trong sản xuất các loại thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, điều này giúp làm giảm lãng phí phần cuống trái điều. Mặt khác, CAJ còn có các hợp chất chính như metyl-3-metyl pentanoat, trans-2-hexenal, etyl-2-metyl- 2-bu tenoat, và 2-metyl-2-pentenal, các loại vitamin (đặc biệt là vitamin C), amino axit, chất xơ, khoáng chất, chất dinh dưỡng thực vật và carotenoid như -caroten, cis-β-caroten, trans-caroten, auroxanthin và sự hiện diện của β-cryptoxanthin, đây là những hợp chất có lợi và có tính ứng dụng cao trong ngành công nghiệp thực phẩm. Bã thịt điều sau ép – CAB (Cashew apple bagasse) Sau khi thu dịch, bã quả điều được thu nhận như một sản phẩm phụ của quá trình xử ...

Tài liệu được xem nhiều: