Thông tin tài liệu:
Sự chiếm lĩnh của trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương phản ánh một yêu cầu nhất quán được nêu ra là đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ cho toàn thể các tiết diện trang trí. Cũng như ở các công trình khác, đề tài trang trí trong nghệ thuật khảm sứ cũng như các chất liệu khác phải chuyển tải tinh thần và nội dung Nho giáo như một thuộc tính tư tưởng của Triều Nguyễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÍNH KHÁC BIỆT VÀ ĐỘC ĐÁO TRONG KHẢM SỨ TRANG TRÍ TẠI LĂNG KIÊN THÁI VƯƠNG
TÍNH KHÁC BIỆT VÀ ĐỘC ĐÁO
TRONG KHẢM SỨ TRANG TRÍ TẠI
LĂNG KIÊN THÁI VƯƠNG
Sự chiếm lĩnh của trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương phản ánh
một yêu cầu nhất quán được nêu ra là đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ
cho toàn thể các tiết diện trang trí. Cũng như ở các công trình khác, đề
tài trang trí trong nghệ thuật khảm sứ cũng như các chất liệu khác phải
chuyển tải tinh thần và nội dung Nho giáo như một thuộc tính tư tưởng
của Triều Nguyễn. Nhưng các nghệ nhân khảm sứ đã Việt hóa, dân
gian hóa những đề tài và kiểu thức trang trí một cách nhuần nhuyễn,
sáng tạo và họ đã tạo ra những sự chuyển dịch đề tài mang đậm cốt
cách tâm hồn dân tộc làm cho mỗi hình tượng sống động và gần gũi
đầy biểu cảm qua chất liệu khảm sứ, từ đó sự cảm nhận đề tài trở nên
đa dạng theo tâm thức người Việt.
Trong quá trình tiếp cận khai thác các tư liệu nghiên cứu mỹ thuật của
người Pháp trước đây chúng tôi phát hiện có một chuyên khảo về lăng
Kiên Thái Vương được đăng trên tập Bulentin des ami vieux Hue (
B.A.V.H), tập XII năm 1925, của hai tác giả người Pháp là BS.GAIDE
và H. PEYSSONNEAUX với những thông tin lý thú và đầy gợi mở về
nghệ thuật kiến trúc, trang trí nói chung và trang trí khảm sứ nói
riêng.Khi xem tổng mục tài liệu văn hóa-mỹ thuật từ 1925 đến nay và
những gì đã thu thập được, chúng tôi thấy ngoại trừ bài chuyên khảo
nói trên còn về sau các nghiên cứu văn hóa, lịch sử rất ít nhắc đến cuộc
đời của hoàng tử Kiên Thái Vương. Nhiều công trình, bài viết của các
nhà nghiên cứu văn hóa- mỹ thuật có uy tín hiện nay và cả các công
trình nghiên cứu kiến trúc thời Nguyễn cũng hầu như không còn nói
đến lăng Kiên Thái Vương.Trong chuyên khảo của BS.GAIDE và H.
PEYSSONNEAUX chủ yếu các tác giả viết về kiến trúc với những mô
tả tỷ mỷ và có định hướng rõ ràng về một công trình giới thiệu và
hướng dẫn du lịch như nhiều chuyên khảo và bài viết khác bấy giờ của
các tác giả Pháp và Việt theo tôn chỉ của tạp chí B.A.V.H.Tuy nhiên
trong chuyên khảo hai tác giả trích lại từ một bài viết của Baille trước
đó đánh giá về nghệ thuật trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương đã
làm cho chúng tôi lưu ý: “ Người ta cũng thấy được ở ngôi lăng này
những hình trang trí khảm rất phong phú và rất có hiệu quả. Những
người thợ trang trí đã biết rút từ sự phối hợp màu sắc của những mảnh
sành sứ ra vẽ đẹp mỹ diệu.”. ( Hà Xuân Liêm dịch) [1.6].
Vậy thực hư thế nào ? Liệu các giá trị trang trí khảm sứ này có còn
không? Chúng có giá trị lịch sử và thẩm mỹ như thế nào?..Những câu
hỏi đó cuối cùng dẫn chúng tôi đến việc tổ chức cuộc khảo sát lăng
Kiên Thái Vương vào tháng 1/2006 và tháng 9/2006, điều thú vị là sau
hơn 80 năm những người đi tìm lại dấu tích nghệ thuật xưa lại hành
trình theo đúng hướng dẫn của tập chuyên khảo du lịch nói trên và khi
đã xâm nhập vào công trình này chúng tôi thật sự bị cuốn hút với
những gì còn lại trầm mặc, rêu phong mà vẫn lay động bởi sự xưa cổ
nhưng đa dạng và độc đáo không chỉ ở nghệ thuật trang trí khảm sứ mà
cả ở cấu trúc kiến trúc, quy mô và tính chất thẩm mỹ tạo hình khá khác
lạ của lăng Kiên Thái Vương .
I.VàI NéT Về HOàNG Tử KIÊN THáI VƯƠNG
Theo Nguyễn Phước tộc thế phả, hoàng tử Kiên Thái Vương tức
Nguyễn Phúc Hồng Cai là con trai thứ 26 của vua Thiệu Trị, ông sinh
năm 1845, mất năm 1876 khi mới 31 tuổi. Trong sử sách Triều Nguyễn
ghi nhận Kiên Thái Vương là một người có chí khí, chăm chú học
hành, trọng đức hạnh, cần kiệm nên năm 1865 được phong là Kiến
quốc Công. Kiên Thái Vương cũng là người biết coi trọng phép tắc, lễ
nghĩa và chính trực. Trong buổi giao thời của lịch sử những năm nửa
sau thế kỷ XIX, ông đã biết vượt qua những trở ngại và sự nhạy cảm
chính trị để khẳng định mình. Khi nghe tin ông mất, vua Tự Đức đã tỏ
rõ sự thương tiếc và Triều đình đã dành cho ông sự trọng thi khác
thường . Năm 1885 khi vua Đồng Khánh lên ngôi đã tôn ông là Phụ
Kiên Thái Vương. Lăng tẩm của ông được xây cất tại khu vực sát lăng
Đồng Khánh - Điện Ngưng Hy với nghệ thuật trang trí nề họa, đắp nổi,
chạm đá, pháp lam và khảm sứ chiếm lĩnh chủ đạo.
Trong lịch sử thời Nguyễn còn ghi nhận những điều cá biệt trong gia
đình của Kiên Thái Vương bởi vì ông là cha đẻ của 3 vị vua Đồng
Khánh - Kiến Phúc - Hàm Nghi. Đây là điều vô cùng hiếm không chỉ ở
trong các triều đại phong kiến Việt Nam mà còn có thể là rất hiếm ở á
Châu. Do vua Tự Đức không có con nên từ nhỏ nhà vua đã đưa Đồng
Khánh và Kiến Phúc vào làm con nuôi và dành nhiều sự chăm sóc, dạy
dỗ.Tuy nhiên những bất ổn chính sự lúc bấy giờ, sự suy tàn của nhà
Nguyễn, sự can thiệp, xâm lược của Pháp đã làm cho cuộc đời của ba
vị vua trẻ trở nên éo le, bi kịch. Vì thế trong dân gian có truyền tụng
câu: “ Một nhà sinh đặng 3 vua, vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”.
Những tính chất đặc biệt ở thân thế Hoàng Tử Kiên Thái Vương và sự
biến đổi của thời cuộc, chính sự lúc bấy giờ cũng như sự ngưỡng vọng
thành kính của vua Đồng Khánh đối với cha đã làm cho việc xây cất
lăng c ...