Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vận
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.46 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm dopingNguyễn Văn Tuấn Vụ vận động viên Đỗ Thị Ngân Thương có kết quả dương tính do sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemide, vi phạm qui ước thi đấu của Thế vận hội Olympic đã gây ra nhiều tranh cãi. Phần lớn dư luận nhắm vào trách nhiệm của các quan chức thể thao, nhưng hình như chẳng ai chất vấn tính khoa học đằng sau những xét nghiệm doping của cơ quan chức năng thuộc Thế vận hội Olympic. Trong thực tế, cách làm việc và phương pháp xét...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vậnTính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vận động viên Đỗ Thị Ngân Thương có kết quả dương tính do sử dụngthuốc lợi tiểu Furosemide, vi phạm qui ước thi đấu của Thế vận hội Olympic đãgây ra nhiều tranh cãi. Phần lớn dư luận nhắm vào trách nhiệm của các quanchức thể thao, nhưng hình như chẳng ai chất vấn tính khoa học đằng sau nhữngxét nghiệm doping của cơ quan chức năng thuộc Thế vận hội Olympic. Trongthực tế, cách làm việc và phương pháp xét nghiệm của họ thiếu tính minh bạch, vàthậm chí phản khoa học. *** Sự nghiệp của một vận động viên có thể được kết thúc chỉ vì một kết quảxét nghiệm. Hội đồng y khoa của Thế vận hội Olympic công bố một danh mụcgồm hơn 200 loại thuốc thuộc 9 nhóm hóa d ược bị cấm sử dụng trong các kì thiđấu thể thao. Nếu kết quả xét nghiệm của một vận động viên cho thấy nồng độcủa các hóa dược này trong máu hay nước tiểu vượt quá một giá trị tham chiếu(hay vượt quá “ngưỡng bình thường”) thì sự nghiệp của vận động viên có có thể bịgián đoạn, thậm chí kết thúc. Nếu vận động viên đã đạt huy chương thì huychương sẽ bị tước bỏ. Do đó, diễn giải kết quả xét nghiệm rất quan trọng, vì nó cóảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của một vận động viên.Vấn đề xác suất Diễn giải kết quả xét nghiệm và phán quyết một vận động viên vi phạm haykhông vi phạm sử dụng thuốc cấm (sẽ gọi tắt l à “doping”) là một vấn đề xác suất.Thật vậy, trước một kết quả xét nghiệm của một vận động viên, câu hỏi quan trọnglà: với kết quả này, xác suất mà vận động viên này vượt ngưỡng bình thường (tứcdoping) là bao nhiêu? Xác suất này tùy thuộc vào hai thông số: tỉ lệ doping trong cộng đồng vậnđộng viên, và độ chính xác của phương pháp xét nghiệm. Không ai biết có baonhiêu vận động viên doping, nhưng các chuyên gia có vẻ nhất trí rằng con số đóthấp hơn 5%. Độ chính xác của ph ương pháp xét nghiệm được thể hiện qua haichỉ số: độ nhạy và độ đặc hiệu. Độ nhạy là xác suất mà phương pháp xét nghiệmcho ra kết quả dương tính nếu đối tượng thật sự doping. Độ đặc hiệu là xác suấtmà phương pháp xét nghiệm cho ra kết quả âm tính nếu đối tượng thật sự khôngdoping. Do đó, nếu độ nhạy là 90%, thì sẽ có 10% sai (tức 10% vận động viên đíchthực “phạm tội” doping nhưng kết quả âm tính). Ngược lại, nếu độ đặc hiệu là95%, thì vẫn có 5% vận động viên “vô tội” nhưng bị xét nghiệm cho là dươngtính. Trong thực tế và theo kinh nghiệm của người viết bài này, rất hiếm phươngpháp xét nghiệm nào có độ nhạy và độ đặc hiệu trên 90%. Hãy lấy một ví dụ để minh họa cho vấn đề. Chẳng hạn trong cộng đồng thểthao có 5% vận động viên doping, và phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và đặchiệu cao đến 95% [1]. Nếu một vận động viên có kết quả dương tính, thì xác suấtmà vận động viên này thật sự doping chỉ 50%. Ngay cả khi độ nhạy và đặc hiệu ởmức 99% (chưa từng thấy trong thực tế) thì xác suất mà vận động viên dopingcũng chỉ 84%, tức chưa đủ độ tin cậy để phán quyết. Chúng ta cần phải có mộtxác suất 100% hay ít ra là 99.99% mới có thể kết luận doping chính xác. Cả hai chỉ số độ nhạy và đặc hiệu phải được phát triển từ các thử nghiệmlâm sàng với một số lượng đối tượng lớn. Nhưng trong thực tế, không ai biết cơquan chức năng có thử nghiệm lâm sàng hay không và kết quả ra sao. Thật vậy,cho đến nay chúng ta vẫn không biết độ chính xác của c ác phương pháp xétnghiệm mà cơ quan chức năng của Thế vận hội Olympic sử dụng là bao nhiêu. Đãcó nhiều người chất vấn, nhưng Cục chống doping thế giới (World Anti-dopingAgency, còn gọi là WADA) vẫn không chịu công bố các dữ liệu này. Luật sưHoward Jacob (Mĩ), người biện hộ cho một vận động viên Mĩ bị kết tội sử dụngthuốc trái qui ước Thế vận hội, nhận xét về cách làm việc của WADA như sau:“Giống như là một qui trình bí mật do họ dựng lên. Họ nói nếu ai đó có kết quảvượt một ngưỡng nào đó, xác suất dương tính giả là 1 phần tỉ, nhưng chúng tachẳng bao giờ thấy dữ liệu nào làm cơ sở cho phán quyết đó.” [2]Dao động sinh học và gien Tất cả các hormones và chỉ số sinh hóa trong cơ thể chúng ta dao độnghàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Nghiên cứu của người viết bài này vừacông bố tháng qua cho thấy nồng độ hormones dao động rất lớn ở mỗi cá nhân vàgiữa các cá nhân. Chẳng hạn như hormone tăng trưởng (IGF1) trong máu của tôihôm nay có thể là 100 ng/L, nhưng ngày mai có thể là 80 hay 130 ng/L, mặc dù tôichẳng sử dụng thuốc kích thích nào. Đó là dao động sinh học bình thường trongmỗi cá nhân. Ngoài ra, nồng độ IGF1 của tôi có thể rất khác với một người khác cùng độtuổi đến 2 hay 3 lần, dù cả hai đều không sử dụng thuốc nào có ảnh hưởng đếnIGF1. Đó là dao động gữa các cá nhân trong một cộng đồng. Điều này cho thấyviệc xác định giá trị tham chiếu hay ngưỡng để phán quyết một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vậnTính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vận động viên Đỗ Thị Ngân Thương có kết quả dương tính do sử dụngthuốc lợi tiểu Furosemide, vi phạm qui ước thi đấu của Thế vận hội Olympic đãgây ra nhiều tranh cãi. Phần lớn dư luận nhắm vào trách nhiệm của các quanchức thể thao, nhưng hình như chẳng ai chất vấn tính khoa học đằng sau nhữngxét nghiệm doping của cơ quan chức năng thuộc Thế vận hội Olympic. Trongthực tế, cách làm việc và phương pháp xét nghiệm của họ thiếu tính minh bạch, vàthậm chí phản khoa học. *** Sự nghiệp của một vận động viên có thể được kết thúc chỉ vì một kết quảxét nghiệm. Hội đồng y khoa của Thế vận hội Olympic công bố một danh mụcgồm hơn 200 loại thuốc thuộc 9 nhóm hóa d ược bị cấm sử dụng trong các kì thiđấu thể thao. Nếu kết quả xét nghiệm của một vận động viên cho thấy nồng độcủa các hóa dược này trong máu hay nước tiểu vượt quá một giá trị tham chiếu(hay vượt quá “ngưỡng bình thường”) thì sự nghiệp của vận động viên có có thể bịgián đoạn, thậm chí kết thúc. Nếu vận động viên đã đạt huy chương thì huychương sẽ bị tước bỏ. Do đó, diễn giải kết quả xét nghiệm rất quan trọng, vì nó cóảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của một vận động viên.Vấn đề xác suất Diễn giải kết quả xét nghiệm và phán quyết một vận động viên vi phạm haykhông vi phạm sử dụng thuốc cấm (sẽ gọi tắt l à “doping”) là một vấn đề xác suất.Thật vậy, trước một kết quả xét nghiệm của một vận động viên, câu hỏi quan trọnglà: với kết quả này, xác suất mà vận động viên này vượt ngưỡng bình thường (tứcdoping) là bao nhiêu? Xác suất này tùy thuộc vào hai thông số: tỉ lệ doping trong cộng đồng vậnđộng viên, và độ chính xác của phương pháp xét nghiệm. Không ai biết có baonhiêu vận động viên doping, nhưng các chuyên gia có vẻ nhất trí rằng con số đóthấp hơn 5%. Độ chính xác của ph ương pháp xét nghiệm được thể hiện qua haichỉ số: độ nhạy và độ đặc hiệu. Độ nhạy là xác suất mà phương pháp xét nghiệmcho ra kết quả dương tính nếu đối tượng thật sự doping. Độ đặc hiệu là xác suấtmà phương pháp xét nghiệm cho ra kết quả âm tính nếu đối tượng thật sự khôngdoping. Do đó, nếu độ nhạy là 90%, thì sẽ có 10% sai (tức 10% vận động viên đíchthực “phạm tội” doping nhưng kết quả âm tính). Ngược lại, nếu độ đặc hiệu là95%, thì vẫn có 5% vận động viên “vô tội” nhưng bị xét nghiệm cho là dươngtính. Trong thực tế và theo kinh nghiệm của người viết bài này, rất hiếm phươngpháp xét nghiệm nào có độ nhạy và độ đặc hiệu trên 90%. Hãy lấy một ví dụ để minh họa cho vấn đề. Chẳng hạn trong cộng đồng thểthao có 5% vận động viên doping, và phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và đặchiệu cao đến 95% [1]. Nếu một vận động viên có kết quả dương tính, thì xác suấtmà vận động viên này thật sự doping chỉ 50%. Ngay cả khi độ nhạy và đặc hiệu ởmức 99% (chưa từng thấy trong thực tế) thì xác suất mà vận động viên dopingcũng chỉ 84%, tức chưa đủ độ tin cậy để phán quyết. Chúng ta cần phải có mộtxác suất 100% hay ít ra là 99.99% mới có thể kết luận doping chính xác. Cả hai chỉ số độ nhạy và đặc hiệu phải được phát triển từ các thử nghiệmlâm sàng với một số lượng đối tượng lớn. Nhưng trong thực tế, không ai biết cơquan chức năng có thử nghiệm lâm sàng hay không và kết quả ra sao. Thật vậy,cho đến nay chúng ta vẫn không biết độ chính xác của c ác phương pháp xétnghiệm mà cơ quan chức năng của Thế vận hội Olympic sử dụng là bao nhiêu. Đãcó nhiều người chất vấn, nhưng Cục chống doping thế giới (World Anti-dopingAgency, còn gọi là WADA) vẫn không chịu công bố các dữ liệu này. Luật sưHoward Jacob (Mĩ), người biện hộ cho một vận động viên Mĩ bị kết tội sử dụngthuốc trái qui ước Thế vận hội, nhận xét về cách làm việc của WADA như sau:“Giống như là một qui trình bí mật do họ dựng lên. Họ nói nếu ai đó có kết quảvượt một ngưỡng nào đó, xác suất dương tính giả là 1 phần tỉ, nhưng chúng tachẳng bao giờ thấy dữ liệu nào làm cơ sở cho phán quyết đó.” [2]Dao động sinh học và gien Tất cả các hormones và chỉ số sinh hóa trong cơ thể chúng ta dao độnghàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Nghiên cứu của người viết bài này vừacông bố tháng qua cho thấy nồng độ hormones dao động rất lớn ở mỗi cá nhân vàgiữa các cá nhân. Chẳng hạn như hormone tăng trưởng (IGF1) trong máu của tôihôm nay có thể là 100 ng/L, nhưng ngày mai có thể là 80 hay 130 ng/L, mặc dù tôichẳng sử dụng thuốc kích thích nào. Đó là dao động sinh học bình thường trongmỗi cá nhân. Ngoài ra, nồng độ IGF1 của tôi có thể rất khác với một người khác cùng độtuổi đến 2 hay 3 lần, dù cả hai đều không sử dụng thuốc nào có ảnh hưởng đếnIGF1. Đó là dao động gữa các cá nhân trong một cộng đồng. Điều này cho thấyviệc xác định giá trị tham chiếu hay ngưỡng để phán quyết một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xét nghiệm doping Thành tựu khoa học nghiên cứu khoa học Nghiên cứu y khoa thành tựu y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1552 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 492 0 0 -
57 trang 339 0 0
-
33 trang 332 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 270 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 267 0 0 -
29 trang 227 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 221 0 0 -
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 220 0 0