Tính lai ghép của thể loại kịch bản phim truyện điện ảnh
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 266.32 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong đời sống văn học, kịch bản phim truyện điện ảnh có sự lai ghép giữa tính kịch và tính tự sự. Giống như mọi kịch bản sân khấu, kịch bản phim truyện điện ảnh có nhân vật, kịch tính. Tuy nhiên, kịch bản phim truyện điện ảnh còn đậm nét tính tự sự, bản thân mỗi kịch bản luôn có cốt truyện của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính lai ghép của thể loại kịch bản phim truyện điện ảnhTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 91 TÍNH LAI GHÉP CỦA THỂ LOẠI KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH Nguyễn Thị Phương Thảo Viện phim Việt Nam Tóm tắt: Điện ảnh thường được coi là “nghệ thuật thứ bẩy”. Để làm nên một bộ phim hay, trước hết cần có kịch bản hay. Với chất liệu ngôn ngữ và những giá trị nghệ thuật nhất định, kịch bản phim truyện điện ảnh là một thể loại văn học đặc biệt. Ở kịch bản phim truyện điện ảnh có sự lai ghép độc đáo giữa hai loại hình nghệ thuật: văn học và điện ảnh. Kịch bản là khâu khởi đầu cho những bộ phim, nó tồn tại độc lập như một tác phẩm văn học. Trong đời sống văn học, kịch bản phim truyện điện ảnh có sự lai ghép giữa tính kịch và tính tự sự. Giống như mọi kịch bản sân khấu, kịch bản phim truyện điện ảnh có nhân vật, kịch tính. Tuy nhiên, kịch bản phim truyện điện ảnh còn đậm nét tính tự sự, bản thân mỗi kịch bản luôn có cốt truyện của nó. Từ khóa: thể loại văn học, kịch bản, kịch bản phim truyện điện ảnh, tính kịch, tính tự sự Nhận bài ngày 10.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.12.2019 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Hạnh; Emai: thietthao88@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, điện ảnh đã trở thành nền công nghiệp giải trí hàng đầu thế giới. Nó chi phốitới mọi lĩnh vực của đời sống: văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại, dịch vụ, sản xuất,tiêu dùng… của mọi quốc gia. Gắn liền với sự phát triển của điện ảnh, yếu tố kịch bảnngày càng được chú trọng, nhất là kịch bản phim truyện điện ảnh. Kịch bản phim truyệnđiện ảnh được đăng trên các trang internet, được dịch, xuất bản, lưu trữ tại các Viện nghệthuật và có số lượng bạn đọc đông đảo, bao gồm cả cộng đồng làm phim lẫn bạn đọc tự do.Nhiều cuộc thi kịch bản được phát động, nhiều kịch bản được trao giải thưởng văn học cấpnhà nước. Tất cả đặt ra lối ngỏ nghiên cứu về một thể loại văn học mới – kịch bản phimtruyện điện ảnh. Những nhà điện ảnh Liên Xô cũ quan niệm: kịch bản phim truyện điệnảnh là một thể loại văn học đặc biệt. Công trình tiêu biểu thể hiện điều đó là “Văn học vớiđiện ảnh” - tập hợp bài viết của các tác giả I.Vai-Sphen, M.Rôm, I.Khây-Phít-Xơ và E.Ga-Bơ-Ri-Lô-Vi-Trư (Mai Hồng dịch, Nxb Văn học, 1961). Các bài viết trong công trình nàyđều có xu hướng khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hai loại hình nghệ thuật, kịchbản phim “là một loại hình văn học, là một tác phẩm văn học độc lập” [3, tr.22]. Cuốn92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI“Điện ảnh và văn học” của Timothy Corigan (người dịch: Nguyễn Thu Hà, Trần PhươngHoàng, Huyền Vũ, Trần Lê Minh) khẳng định ý kiến của nhà nghiên cứu Lessing: “Bâygiờ, kịch bản đã sắp trở thành một hình thức văn học độc lập. Kịch bản phim sinh ra từphim, cũng như kịch bản sân khấu bắt nguồn từ sân khấu” [6, tr.211]… Trong khi đó,người làm điện ảnh hiện đại, nhất là ở Mỹ, thì phản bác, cho rằng kịch bản đơn thuần chỉ làmột khâu trong quá trình sản xuất phim. Có thể thấy ý kiến này trong một số tài liệu như“Nghệ thuật điện ảnh” (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội), “Giáo trình biên kịch nội bộ củahọc viện TVM” (HTV3 liên kết với Hàn Quốc), “Những vấn đề lí luận kịch bản phim” củaĐoàn Minh Tuấn... Như vậy, vấn đề kịch bản phim truyện điện ảnh có phải là một thể loạivăn học hay không còn đang được bàn cãi [3]. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở những ýkiến nhỏ lẻ ở một số tài liệu, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách nghiêm túc, cóhệ thống. Bước đầu tìm hiểu vấn đề này, người viết nhìn nhận kịch bản phim truyện điệnảnh ở tính lai ghép của nó - là thể loại lai ghép giữa văn học và điện ảnh, lai ghép giữa tínhkịch và tính tự sự.2. NỘI DUNG2.1. Kịch bản phim truyện điện ảnh - sự lai ghép văn học và điện ảnh 2.1.1. Vai trò trung gian và tính độc lập của kịch bản phim truyện điện ảnh Trong nghệ thuật điện ảnh, chức năng của kịch bản viết ra không phải để đọc nhằmthưởng thức văn học mà là để làm phim. Nó là khâu khởi đầu cho một bộ phim, được gọibằng thuật ngữ chuyên môn: “kịch bản văn học”. Khi kịch bản văn học hoàn thành, sẽđược đưa cho những thành viên trong đoàn làm phim để mỗi người đọc (đạo diễn, phó đạodiễn, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên…) nghiền ngẫm, tìm ra công việc của mình trong đó. Kịchbản lúc này đóng vai trò trung gian, bắc cầu từ nghệ thuật văn học sang nghệ thuật điệnảnh, kịch bản sẽ được hiện thực hóa trên một bộ phim. Ví dụ một cảnh trong kịch bản“Cánh đồng bất tận” (biên kịch Ngụy Ngữ, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của NguyễnNgọc Tư): “16. ĐỒNG – NGÀY – NGOẠI Ao bông súng có những lùm cây tràm vây quanh. Nước trong vắt. Hoa nở trắng. Chimle le bay vút lên khi có tiếng động. Sương đang trần truồng dầm mình trong nư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính lai ghép của thể loại kịch bản phim truyện điện ảnhTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 91 TÍNH LAI GHÉP CỦA THỂ LOẠI KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH Nguyễn Thị Phương Thảo Viện phim Việt Nam Tóm tắt: Điện ảnh thường được coi là “nghệ thuật thứ bẩy”. Để làm nên một bộ phim hay, trước hết cần có kịch bản hay. Với chất liệu ngôn ngữ và những giá trị nghệ thuật nhất định, kịch bản phim truyện điện ảnh là một thể loại văn học đặc biệt. Ở kịch bản phim truyện điện ảnh có sự lai ghép độc đáo giữa hai loại hình nghệ thuật: văn học và điện ảnh. Kịch bản là khâu khởi đầu cho những bộ phim, nó tồn tại độc lập như một tác phẩm văn học. Trong đời sống văn học, kịch bản phim truyện điện ảnh có sự lai ghép giữa tính kịch và tính tự sự. Giống như mọi kịch bản sân khấu, kịch bản phim truyện điện ảnh có nhân vật, kịch tính. Tuy nhiên, kịch bản phim truyện điện ảnh còn đậm nét tính tự sự, bản thân mỗi kịch bản luôn có cốt truyện của nó. Từ khóa: thể loại văn học, kịch bản, kịch bản phim truyện điện ảnh, tính kịch, tính tự sự Nhận bài ngày 10.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.12.2019 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Hạnh; Emai: thietthao88@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, điện ảnh đã trở thành nền công nghiệp giải trí hàng đầu thế giới. Nó chi phốitới mọi lĩnh vực của đời sống: văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại, dịch vụ, sản xuất,tiêu dùng… của mọi quốc gia. Gắn liền với sự phát triển của điện ảnh, yếu tố kịch bảnngày càng được chú trọng, nhất là kịch bản phim truyện điện ảnh. Kịch bản phim truyệnđiện ảnh được đăng trên các trang internet, được dịch, xuất bản, lưu trữ tại các Viện nghệthuật và có số lượng bạn đọc đông đảo, bao gồm cả cộng đồng làm phim lẫn bạn đọc tự do.Nhiều cuộc thi kịch bản được phát động, nhiều kịch bản được trao giải thưởng văn học cấpnhà nước. Tất cả đặt ra lối ngỏ nghiên cứu về một thể loại văn học mới – kịch bản phimtruyện điện ảnh. Những nhà điện ảnh Liên Xô cũ quan niệm: kịch bản phim truyện điệnảnh là một thể loại văn học đặc biệt. Công trình tiêu biểu thể hiện điều đó là “Văn học vớiđiện ảnh” - tập hợp bài viết của các tác giả I.Vai-Sphen, M.Rôm, I.Khây-Phít-Xơ và E.Ga-Bơ-Ri-Lô-Vi-Trư (Mai Hồng dịch, Nxb Văn học, 1961). Các bài viết trong công trình nàyđều có xu hướng khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hai loại hình nghệ thuật, kịchbản phim “là một loại hình văn học, là một tác phẩm văn học độc lập” [3, tr.22]. Cuốn92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI“Điện ảnh và văn học” của Timothy Corigan (người dịch: Nguyễn Thu Hà, Trần PhươngHoàng, Huyền Vũ, Trần Lê Minh) khẳng định ý kiến của nhà nghiên cứu Lessing: “Bâygiờ, kịch bản đã sắp trở thành một hình thức văn học độc lập. Kịch bản phim sinh ra từphim, cũng như kịch bản sân khấu bắt nguồn từ sân khấu” [6, tr.211]… Trong khi đó,người làm điện ảnh hiện đại, nhất là ở Mỹ, thì phản bác, cho rằng kịch bản đơn thuần chỉ làmột khâu trong quá trình sản xuất phim. Có thể thấy ý kiến này trong một số tài liệu như“Nghệ thuật điện ảnh” (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội), “Giáo trình biên kịch nội bộ củahọc viện TVM” (HTV3 liên kết với Hàn Quốc), “Những vấn đề lí luận kịch bản phim” củaĐoàn Minh Tuấn... Như vậy, vấn đề kịch bản phim truyện điện ảnh có phải là một thể loạivăn học hay không còn đang được bàn cãi [3]. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở những ýkiến nhỏ lẻ ở một số tài liệu, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách nghiêm túc, cóhệ thống. Bước đầu tìm hiểu vấn đề này, người viết nhìn nhận kịch bản phim truyện điệnảnh ở tính lai ghép của nó - là thể loại lai ghép giữa văn học và điện ảnh, lai ghép giữa tínhkịch và tính tự sự.2. NỘI DUNG2.1. Kịch bản phim truyện điện ảnh - sự lai ghép văn học và điện ảnh 2.1.1. Vai trò trung gian và tính độc lập của kịch bản phim truyện điện ảnh Trong nghệ thuật điện ảnh, chức năng của kịch bản viết ra không phải để đọc nhằmthưởng thức văn học mà là để làm phim. Nó là khâu khởi đầu cho một bộ phim, được gọibằng thuật ngữ chuyên môn: “kịch bản văn học”. Khi kịch bản văn học hoàn thành, sẽđược đưa cho những thành viên trong đoàn làm phim để mỗi người đọc (đạo diễn, phó đạodiễn, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên…) nghiền ngẫm, tìm ra công việc của mình trong đó. Kịchbản lúc này đóng vai trò trung gian, bắc cầu từ nghệ thuật văn học sang nghệ thuật điệnảnh, kịch bản sẽ được hiện thực hóa trên một bộ phim. Ví dụ một cảnh trong kịch bản“Cánh đồng bất tận” (biên kịch Ngụy Ngữ, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của NguyễnNgọc Tư): “16. ĐỒNG – NGÀY – NGOẠI Ao bông súng có những lùm cây tràm vây quanh. Nước trong vắt. Hoa nở trắng. Chimle le bay vút lên khi có tiếng động. Sương đang trần truồng dầm mình trong nư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thể loại văn học Kịch bản phim truyện điện ảnh Tính tự sự Phim truyện điện ảnh Đời sống văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mô hình giao tiếp của kịch bản phim truyện điện ảnh
11 trang 195 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến
68 trang 40 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại
122 trang 26 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại
102 trang 25 0 0 -
Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
9 trang 23 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học
208 trang 21 0 0 -
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thể loại văn học trung đại Việt Nam
28 trang 21 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học
32 trang 18 0 0 -
Xu hướng dân tộc hóa thể loại đường luật qua thơ vịnh cảnh trong 'Hồng Đức quốc âm thi tập'
8 trang 17 0 0 -
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sau 1932 trong lòng công chúng Nam Bộ
12 trang 17 0 0