Danh mục

Tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.97 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày gần 1/4 thế kỷ vừa qua thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển khá ổn định và bền vững. Hằng năm, tốc độ tăng trưởng của thị trường này luôn ở mức cao so với tất cả các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ khác trong nền kinh tế. Tính minh bạch và hiệu quả phát triển thị trường luôn được thể hiện rất rõ ở từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam TÍNH MINH BẠCH, HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Văn Định1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt So với sự ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới, lịch sử ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn khá non trẻ. Nghị định 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được coi là mốc đánh dấu sự ra đời của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy non trẻ, song gần 1/4 thế kỷ vừa qua thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển khá ổn định và bền vững. Hằng năm, tốc độ tăng trưởng của thị trường này luôn ở mức cao so với tất cả các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ khác trong nền kinh tế. Tính minh bạch và hiệu quả phát triển thị trường luôn được thể hiện rất rõ ở từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Và đây cũng là nội dung chính mà tác giả bài viết này muốn đề cập. Từ khóa: Thị trường bảo hiểm; bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm 1. Khái quát về thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam Sau khi Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua năm 2000, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cơ bản cấu thành thị trường: là người mua, người bán, các trung gian bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm của cả 2 loại hình là nhân thọ và phi nhân thọ. - Người bán bảo hiểm bao gồm các DNBH nhân thọ và DNBH phi nhân thọ. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010, chúng ta đã chính thức thừa nhận các loại hình pháp lý của DNBH, gồm: Công ty cổ phần bảo hiểm; Công ty TNHH bảo hiểm; Hợp tác xã bảo hiểm; Tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các DNBH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Công ty TNHH hoặc chi nhánh DNBH nước ngoài. Số lượng các DNBH trong những năm qua đã tăng khá nhanh, từ 42 doanh nghiệp năm 2010 lên 46 doanh nghiệp năm 2016. Bên cạnh đó còn có 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. 1 Email: dinhnv@neu.edu.vn 271 - Người mua bảo hiểm bao gồm các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Với một nước có hơn 92 triệu dân nên tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay, tỷ lệ mua bảo hiểm của nước ta chỉ là 1,85% so với GDP, phí bảo hiểm bình quân đầu người là 19,5 đô la Mỹ, con số này chỉ cao hơn Lào (5,64$) và Campuchia (1,95$). Do GDP của nước ta còn thấp nên khả năng tài chính của người dân còn hạn chế, hơn nữa do trải qua nhiều năm sống trong bao cấp, nên nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân chưa thật đầy đủ về bảo hiểm. Điều này đã tác động rất lớn đến thời kỳ đầu của thị trường bảo hiểm. - Các trung gian bảo hiểm bao gồm các doanh nghiệp môi giới và các đại lý bảo hiểm. Nếu như năm 2010, cả nước chỉ có 7 doanh nghiệp môi giới và hơn 300.000 đại lý bảo hiểm, thì đến năm 2016 con số đã là 12 doanh nghiệp môi giới và hơn 480.000 đại lý bảo hiểm. Trên thị trường, các doanh nghiệp môi giới không chỉ nỗ lực phát triển kinh doanh, nâng cao uy tín, mà họ còn thật sự là người đại diện cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng các loại hình, các sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Hoạt động của họ cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ở Việt Nam cho đến nay, đại lý vẫn là kênh phân phối chủ yếu các sản phẩm bảo hiểm, nhất là trong bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Luật Kinh doanh bảo hiểm đã quy định rất rõ, một tổ chức, muốn trở thành đại lý phải được thành lập và hoạt động hợp pháp, đồng thời những nhân viên trực tiếp hoạt động đại lý phải có đủ các điều kiện của một đại lý cá nhân. Trên thị trường hiện nay, đã có nhiều DNBH phát triển hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng, qua bưu điện,... Mặc dù xét về mặt lý thuyết các kênh phân phối này có các mô hình và phương thức hoạt động riêng, nhưng tại Việt Nam việc phân phối sản phẩm qua các kênh này vẫn được coi như đại lý bảo hiểm. - Mặc dù là một thị trường non trẻ, song, số lượng các sản phẩm bảo hiểm tại Việt Nam rất phong phú và ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nếu như trong bảo hiểm phi nhân thọ, các DNBH đã tung ra thị trường hơn 800 sản phẩm, thì các DNBH nhân thọ cũng không chịu thua kém. Với hơn 200 sản phẩm tung ra thị trường, nên những năm gần đây, doanh thu phí BHNT luôn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cho dù khủng hoảng 272 kinh tế vẫn chưa thực sự chấm dứt. Bằng những kinh nghiệm vốn có của các DNBH nước ngoài, bằng óc sáng tạo của các DNBH trong nước, nên các sản phẩm bảo hiểm có mặt trên thị trường được thiết kế khá phù hợp với nhu cầu khách hàng và phần lớn khách hàng hài lòng với các sản phẩm, nhất là sản phẩm của các DNBH lớn, có uy tín, có thương hiệu. Với tất cả những yếu tố cấu thành thị trường, cộng với sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước, cho nên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm qua luôn phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bảng 1. Các chỉ tiêu phản ánh khái quát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam Đơn vị Chỉ tiêu 2010 2015 2016 tính 1. DNBH phi nhân thọ DN 29 30 31 2. DNBH nhân thọ DN 11 17 17 3. Doanh nghiệp tái bảo hiểm DN 1 2 2 4. Doanh nghiệp môi giới 6 12 13 5. Đại lý bảo hiểm Người 300.000 460.000 484.000 6. Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 17.070 32.142 34.500 (ước) phi nhân thọ 7. Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 15.024 38.110 41.050 (ước) nhân thọ 8. Tổng doanh thu Tỷ đồng 32.094 70.252 76.559 (ước) Ngu ...

Tài liệu được xem nhiều: