Danh mục

Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dục

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 75.92 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Hoạt động trung tâm của giáo dục là "dạy" và "học" để thực hiện mục đích truyền thụ kiến thức, phổ biến tri thức với sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dụcTính mở của các nguồn tài nguyên giáo dục Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dục Bởi: NCS. Nguyễn Phan KiênYêu cầu tất yếu phải có nguồn tài nguyên mở dành cho giáo dụcGiáo dục luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốcgia trên thế giới. Hoạt động trung tâm của giáo dục là dạy và học để thực hiện mụcđích truyền thụ kiến thức, phổ biến tri thức với sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy.Phương pháp truyền đạt kiến thức một chiều với những bài giảng, những cuốn sách, giáotrình không những ít về số lượng mà còn cũ về nội dung không còn đáp ứng được yêucầu của bất cứ một nền giáo dục hiện đại nào.Để hòa nhập và tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại của kinh tế tri thức, các quốc giatrên thế giới đều chú trọng đến các thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt độnggiáo dục.Một điều chúng ta dễ nhận thấy là không tồn tại một mô hình giáo dục thống nhất cho tấtcả các quốc gia. Tuy nhiên, tất cả các nền giáo dục hiện đại đều hướng tới mục tiêu giúpcác cá nhận nhận thấy được khả năng, năng lực của bản thân mình, tìm cách khuyếnkhích phát huy tiềm năng cá nhân để tham gia một cách thích ứng vào các hoạt độngkinh tế xã hội.Để đạt được mục tiêu này, phương pháp giáo dục tích cực trong đó giáo viên là ngườithiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động cho người học, đối thoại với người học từ đógiúp người học tìm kiếm kiến thức. Giáo viên có thể là người khẳng định những ý kiếncủa học sinh hay đưa những ý kiến đó thành nội dung bàn luận trong một tập thể ngườihọc. Cũng chính bằng cách này mà hoạt động dạy-học có thể đạt được mục đích khuyếnkhích phát triển tư duy thông qua hình thức tự học - hình thức thu nạp kiến thức quantrọng nhất cho bất cứ ai tại bất kỳ nơi đâu.Để bồi dưỡng và tạo điều kiện nâng cao khả năng tự học, khả năng tổ chức và làm việctheo nhóm thì yêu cầu về tài liệu hay nói rộng hơn là các nguồn tài nguyên trong giáodục đóng vai trò vô cùng quan trọng. 1/4Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dụcTuy nhiên, nguồn tài nguyên giáo dục của chúng ta còn quá thiếu. Cho đến thời điểmnày, chủ yếu ta vẫn trông chờ vào số các giáo trình, bài giảng, sách giáo khoa, tài liệutham khảo với một số lượng hạn chế. Nhiều cuốn sách được xuất bản từ trước nhữngnăm 90 chưa được tái bản và cập nhật nội dung. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhaudẫn đến sự khan hiếm tài nguyên giáo dục và điều này làm cho số người tiếp cận đượcvới tri thức xã hội ngày một ít; học sinh sinh viên (HSSV) ít tiếp cận được với kiến thứcmới. Tăng quy mô đào tạo cộng với sự thiếu hụt tài nguyên giáo dục sẽ làm giảm lượngkiến thức thu nhận trung bình của mỗi người! Nếu đưa tốc độ gia tăng về lượng kiếnthức mới của nhân loại vào phép tính này thì tốc độ giảm lượng kiến thức thu nhận sẽcòn tăng hơn nữa.Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của Internet, số lượng người người dùng mạng(trong số đó đa phần là HSSV) tại Việt nam ngày một tăng. HSSV truy cập mạng vớinhiều mục đích trong đó có việc tìm kiếm tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.Tuy nhiên, lượng tài liệu tiếng Việt chưa nhiều, chưa rộng. Vậy giải pháp cho vấn đềnày là gì? Sự xuất hiện của các diễn đàn khoa học như diễn đàn toán học, vật lý, hóahọc, sinh học, điện tử y sinh học và rất nhiều diễn đàn chuyên ngành tại các trường đạihọc, cao đẳng, THCN và cả các trường phổ thông đã giúp HSSV bù đắp một phần chosự thiếu hụt này. Sự ra đời và hoạt động của Wikipedia tiếng Việt và Thư viện khoa họcVLOS cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.Thư viện khoa học như là một giải pháp tiếp cận yêu cầu hiện đại hóa giáodụcChúng tôi, những tác giả của tham luận này, hoàn toàn đồng ý trước hình tượng thếgiới phẳng của Thomas L.Friedman, cũng như ủng hộ tính cần thiết của Hội nghị Sinhviên sư phạm tự tin hội nhập thế giới phẳng. Một trong những nhân tố chính làm phẳngthế giới, xóa bỏ các rào cản không thời gian của khối tri thức nhân loại chính là internet.Với internet, HSSV Việt Nam nói riêng hay hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung cótrong tay một chiếc chìa khóa hữu ích để mở cánh cửa hội nhập với nền tri thức thế giới,sánh vai cùng các nước năm châu. Ý thức được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa cácnguồn tài nguyên giáo dục cũng như mong muốn truyền đạt những chân trời kiến thứcmới mẻ và hiện đại đến HSSV trong nước, Thư viện Khoa học VLOS được xây dựng vàphát triển để góp phần thực hiện sứ mạng lớn lao đó.Thư viện Khoa học VLOS với nòng cốt là Tủ sách Khoa học, nơi lưu trữ hàng ngàntài liệu khoa học, công nghệ mới, những cuốn sách hữu ích là hành trang kiến thức choHSSV cũng như giáo viên khắp cả nước. Ở đây bạn cũng dễ dàng tìm thấy những quytrình, giải pháp công nghệ cho từng vấn đề, những ý tưởng khoa học có tính ứng dụngcao hay nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: