Danh mục

Tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.84 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này mong muốn làm rõ hơn tính nhân văn trong tư tưởng giáo dục của Bác Hồ, bởi đây là điểm sáng trong toàn bộ tư tưởng giáo dục của Người, qua đó, thấy được bài học trong tư tưởng giáo dục của Bác Hồ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Nhung * 1. Đặt vấn đề Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và đấu tranh vĩ đại của mình, Bác Hồ luôn coi trọng vấn đề giáo dục. Bác coi giáo dục, đào tạo là nền tảng để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong giáo dục, Bác đề cao yếu tố con người, coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng. Người đã dạy rằng: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa. Con người mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng, có lí tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức mà còn phải có tri thức khoa học, kĩ năng lao động sản xuất… Có những con người như vậy thì dân tộc ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua khó khăn, gian khổ trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chiến thắng giặc ngoại xâm và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng lấy con người làm chủ thể, xoay quanh vấn đề con người, hướng tới con người, tất cả vì con người và do con người, con người phải được phát triển toàn diện là những điểm mấu chốt thể hiện tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh. Việc phát triển con người toàn diện không chỉ vì mục đích tạo ra nguồn lực dồi dào, mạnh mẽ để phát triển đất nước, mà còn là vấn đề đảm bảo quyền con người, đảm bảo các giá trị làm người, hướng tới một xã hội mà “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Bài viết này mong muốn làm rõ hơn tính nhân văn trong tư tưởng giáo dục của Bác Hồ, bởi đây là điểm sáng trong toàn bộ tư tưởng giáo dục của Người, qua đó, thấy được bài học trong tư tưởng giáo dục của Bác Hồ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 2. Tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển sự nghiệp giáo dục được hình thành rất sớm và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Tư tưởng đó nói lên lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, trí tuệ uyên bác và tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ. * ThS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 41 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” Những điểm lớn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh đó là mong muốn xây dựng một nền giáo dục dân tộc, độc lập, tiến bộ và hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng, coi trọng vai trò của người thầy… Trong đó, tính nhân văn là điểm mấu chốt trong tư tưởng về giáo dục của Người. Có thể khái quát tính nhân văn trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh qua ba điểm lớn như sau: Bác Hồ với các cháu học sinh Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội (19-5-1958) Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/xuan-at-mui-ven-nguyen-nhung-loi- day-cua-bac-ve-doi-moi-giao-duc-704243.html, 17/2/2015 15:12. Đầu tiên, tính nhân văn trong tư tưởng giáo dục của Người được thể hiện ở mong muốn xây dựng một nền giáo dục toàn diện, mang tính nhân dân sâu sắc, dành cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và để xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Người, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” trong thời đại mới. Như vậy, “con người xã hội chủ nghĩa”, con người toàn diện, “nhất định phải có học thức1. 1 Tuấn Anh, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người toàn diện đến phát triển giáo dục nước ta”, http://vksquangnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=508%3At-tng-h-chi-minh-v-con- ngi-toan-din-n-phat-trin-giao-dc-nc-ta&catid=72%3Ahc-tp-lam-theo-li-bac&Itemid=91&lang=vi 42 Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Giáo dục toàn diện được Bác Hồ đề cập đến bao gồm các lĩnh vực: thể dục, trí dục, mỹ dục, đức dục 2; hay nói cách khác, phải chú trọng cả tài và đức. Để phát triển con người toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải có một nền giáo dục toàn diện, trong đó, nội dung giáo dục phải bao quát, tổng hợp tri thức trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: