Danh mục

TINH SẠCH ÁI LỰC MIỄN DỊCH

Số trang: 27      Loại file: doc      Dung lượng: 1.40 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kháng thể là các gamma globulin có trong huyết thanh của động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Kháng thể còn được gọi là globulin miễn dịch (immunoglobulin), viết tắt là Ig, vì khi chạy điện di miễn dịch thì kháng thể nằm ở vùng globulin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TINH SẠCH ÁI LỰC MIỄN DỊCH IMMUNOAFFINITY PURIFICATION TINH SẠCH ÁI LỰC MIỄN DỊCH -----o0o----- I. Giới thiệu chung 1. Kháng thể 1.1. Định nghĩa (1) Kháng thể là các gamma globulin có trong huyết thanh của động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Kháng thể còn được gọi là globulin miễn dịch (immunoglobulin), viết tắt là Ig, vì khi chạy điện di miễn dịch thì kháng thể nằm ở vùng globulin. Hình 1: Điện di protit huyết tương 1.2. Cấu trúc của kháng thể miễn dịch (1), (2) Tất cả các kháng thể là một phân tử đối xứng, đều có cấu trúc giống nhau gồm 4 chuỗi polypeptit. Hai chuỗi nhẹ ký hiệu là L và 2 chuỗi nặng ký hiệu là H, giống nhau đôi một, gắn với nhau bởi cầu disulfua (S-S). 1 IMMUNOAFFINITY PURIFICATION (a) (b) 2 IMMUNOAFFINITY PURIFICATION (c) (d) Hình 2 (a,b,c,d): Cấu trúc của một phân tử kháng thể 3 IMMUNOAFFINITY PURIFICATION 1.2.1. Chuỗi nhẹ L (light) Mỗi chuỗi nhẹ là một chuỗi polypeptid cấu tạo bởi khoảng 214 axit amin, được đánh số thứ tự từ đầu NH2 đến đầu COOH và được chia thành hai vùng: - Vùng hằng định C (constant: hằng định): nằm ở sau, có loại và trình tự axxit amin không thay đổi. - Vùng thay đổi V (variable: thay đổi): nằm phía trước, có loại và trình tự axit amin thay đổi tùy theo từng loại kháng thể. Đặc biệt, trong vùng V có một vùng mà loại và trình tự axit amin rất hay thay đổi gọi là vùng siêu biến. Mỗi loại kháng thể đơn dòng có một vùng siêu biến khác nhau.Có hai loại chuỗi nhẹ khác nhau: chuỗi kappa và chuỗi lamda. Trong phân tử kháng thể hai chuỗi nhẹ giống nhau (hai chuỗi kappa hoặc hai chuỗi lamda). 1.2.2. Chuỗi nặng H (heavy) Chuỗi nặng có cấu tạo tương tự chuỗi nhẹ: chuỗi polypeptid gồm khoảng 440 axit amin, được đánh số thứ tự từ đầu NH2 đến đầu COOH và được chia thành ba hoặc bốn vùng tùy theo từng chuỗi nặng: các vùng C gồm CH1, CH2, CH3 (và CH4), vùng V và vùng siêu biến. Mỗi loại kháng thể đơn dòng có một vùng siêu biến khác nhau. Có 5 loại chuỗi nặng khác nhau: chuỗi gamma, chuỗi alpha, chuỗi muy, chuỗi delta và chuỗi epsilon. Trong phân tử kháng thể hai chuỗi nặng giống nhau. 1.2.3. Sự liên kết giữa các chuỗi Hai chuỗi nặng nối với nhau bằng các cầu nối disulfua (S - S), số cầu nối disulfua thay đổi tùy từng chuỗi. Chuỗi nhẹ nối với chuỗi nặng cũng bằng các cầu nối disulfua. Trên chuỗi nặng, giữa CH1 và CH2 là vùng bản lề. Nhờ vùng bản là này mà phân tử kháng thể có thể khép lại hoặc mở ra 0-180 độ làm cho phân tử kháng thể dễ dàng gắn với các quyết định kháng nguyên tương ứng. 1.2.4. Các mảnh của kháng thể Các men tiêu đạm như papain, pepsin có thể cắt phân tử kháng thể ra thành các mảnh. Papain cắt phân tử kháng thể ngay trước vùng bản lề cho ra 2 mảnh Fab và 1 mảnh Fc. Pepsin cắt phân tử kháng thể sau cùng bản lề cho ra 1 mảnh F (a’b’) 2 và một mảnh Fc’.F (fragment: mảnh), ab (antigen binding: gắn kháng nguyên), c (cristallisable: kết tinh được) 1.2.5. Vị trí kết hợp kháng nguyên, hóa trị kháng thể Hai vùng siêu biến của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ của phân tử kháng thể tạo thành vị trí kết hợp với quyết định kháng nguyên tương ứng. Mỗi phân tử kháng thể nguyên vẹn có hai vị trí kết hợp, gọi là hóa trị hai. Mảnh Fab có một hóa trị, mảnh F(a’b’) 2 có hóa trị hai.Do phân tử kháng thể có hóa trị hai, kháng nguyên có nhiều quyết định kháng 4 IMMUNOAFFINITY PURIFICATION nguyên, nên phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể có thể tạo thành mạng lưới Marrack. 1.2.6. Các lớp kháng thể - Tên của các lớp: Kháng thể dịch thể được chia thành năm lớp: IgG, IgA, IgM, IgD và IgE. Tên của lớp dựa theo tên của chuỗi nặng. Bảng 1. Tên các chuổi nặng và chuổi nhẹ của các lớp Ig Các lớp còn được chia thành dưới lớp: IgG: IgG1, IgG2, IgG3, IgG4 trong đó các chuỗi nặng lần lượt là gamma 1, gamma 2, gamma 3, gamma 4. IgA: IgA1, IgA2 tùy theo chuỗi nặng là alpha 1 và alpha 2. - Đặc điểm về cấu trúc của các lớp: ● IgG ở dạng monome đơn phân tử, trọng lượng là 150000 (chuỗi nhẹ kappa hoặc lamda là 25000, chuỗi nặng gamma là 50000). ● IgA có 2 dạng: dạng monome đơn phân tử, trọng lượng là 160000, dạng dime nhị phân thường có trong dịch tiết gọi là IgA tiết (slgA, secretoire: tiết). ● Igm thường ở dạng ngũ phân trọng lượng là 900000. ● IgD ở dạng đơn phân tử trọng lượng 175000. ● IgE ở dạng đơn phân tử trọng lượng là 190000. Các immunoglobulin khác nhau về chuỗi nặng: về tỉ lệ % gluxit và đặc biệt là khác nhau ở đoạn Fc liên quan đến chức năng của từng immunoglobulin. 5 IMMUNOAFFINITY PURIFICATION Bảng 2: Tính chất của các lớp kháng thể 1.3. Đặc điểm, chức năng của kháng thể (1) 1.3.1. Đặc điểm của kháng thể 1.3.1.1. Tính kháng thể Tính kháng thể là khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng, đặc hiệu có nghĩa là kháng thể do kháng nguyên nào kích thích tạo ra thì chỉ kết hợp với 6 IMMUNOAFFINITY PURIFICATION kháng nguyên ấy mà thôi. Tính kháng thể là đặc điểm quan trọng nhất của kháng thể.Tuy nhiên đôi khi xảy ra phản ứng chéo giữa kháng thể và kháng nguyên không tương ứng do kháng nguyên này có cấu trúc gần giống với kháng nguyên đã kích thích tạo ra nó. Phản ứng chéo cho hình ảnh dương tính giả trong phản ứng miễn dịch. Vị trí gắn với kháng nguyên nằm ở đoạn Fab, giữa các CDR của mỗi cặp chuỗi nặng và chuỗi nhẹ. Như vậy mỗi phân tử kháng thể nguyên vẹ ...

Tài liệu được xem nhiều: