Tính toán chế độ sóng và vận chuyển trầm tích dọc bờ trong vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.23 MB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này trình bày kết quả tính toán chế độ sóng trong 20 năm cho vịnh Nha Trang bằng mô hình phổ sóng dừng EBED và dòng vận chuyển trầm tích dọc bờ qua các mặt cắt theo phương pháp CERC cho các bãi tắm phía bắc và phía nam của sông Cái của vịnh. Kết quả tính toán cân bằng dòng vận chuyển dọc bờ cho thấy các khu vực có xu thế bồi xói và có thể tồn tại dòng rip (dòng ngang bờ). Các kết quả này có ý nghĩa tham khảo cho các nghiên cứu và tính toán về các quá trình ven bờ của vịnh Nha Trang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính toán chế độ sóng và vận chuyển trầm tích dọc bờ trong vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh HòaTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 122-129Tính toán chế độ sóng và vận chuyển trầm tích dọc bờtrong vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh HòaVũ Công Hữu*, Đinh Văn ƯuTrường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 08 tháng 8 năm 2016Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016Tóm tắt: Các bãi tắm phía bắc và nam của sông Cái của vịnh Nha Trang đã xảy ra quá trình xóitrong những năm gần đây. Việc xác định chế độ thủy động lực và nguyên nhân gây xói cho các bãitắm khu vực này hiện vẫn đang là bài toán mở và là đề tài cuốn hút nhiều nhà khoa học. Nghiêncứu này trình bày kết quả tính toán chế độ sóng trong 20 năm cho vịnh Nha Trang bằng mô hìnhphổ sóng dừng EBED và dòng vận chuyển trầm tích dọc bờ qua các mặt cắt theo phương phápCERC cho các bãi tắm phía bắc và phía nam của sông Cái của vịnh. Kết quả tính toán cân bằngdòng vận chuyển dọc bờ cho thấy các khu vực có xu thế bồi xói và có thể tồn tại dòng rip (dòngngang bờ). Các kết quả này có ý nghĩa tham khảo cho các nghiên cứu và tính toán về các quá trìnhven bờ của vịnh Nha Trang.Từ khóa: Bãi biển Nha Trang, CERC, sóng vỡ, vận chuyển dọc bờ, mô hình sóng EBED.1. Mở đầuTrang là từ sông Cái. Bên cạnh những thế mạnhvề du lịch, hiện tại khu vực bãi biển vịnh NhaTrang đang tồn tại một số hạn chế sau: a) Bãi biểnchịu tác động của sóng lớn trong thời kỳ mùađông, khi có bão và gió mùa đông bắc [1-2];b) Bãi biển bị tác động bồi xói, biến đổi mạnhtheo mùa [1-2]; c) bãi biển hẹp, có độ dốc lớnvà sâu, gây bất lợi cho việc tắm biển vào thờikỳ mùa đông; d) Sự phát triển của các cồnngầm ở cửa sông Cái tác động tới bãi tắm ở lâncận cửa [3].Vịnh Nha Trang nằm ở phía đông thành phốNha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa, giới hạnphía bắc là mũi Kê Gà, phía nam là mũi ĐôngBa. Vịnh Nha Trang là vịnh biển lớn thứ hai sauvịnh Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa với diệntích khoảng 500 km2. Đây cũng là một trong 29vịnh đẹp nhất thế giới, là trung tâm du lịch vàdịch vụ đang có tốc độ tăng trưởng nhanh củatỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực NamTrung Bộ nói chung. Vịnh Nha Trang có chiềudài khoảng 16 km và chiều rộng khoảng 13 km.Vịnh thông với biển ngoài qua hai cửa: cửachính phía đông bắc, cửa nhỏ hơn phía đôngnam. Nguồn nước ngọt chính đổ vào vịnh Nha2. Phương pháp mô phỏngKhi sóng truyền từ vùng nước sâu vào vùngven bờ, các quá trình biến đổi sóng thường biếnđổi đáng kể do sự biến đổi của địa hình đáy nhưhiệu ứng nước nông, khúc xạ, sóng vỡ và kết_______Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-633041948Email: vuconghuu80@gmail.com122V.C. Hữu, Đ.V. Ưu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 122-129quả dẫn đến sự biến đổi các đặc trưng sóng.Trường hợp phức tạp hơn nữa là xung quanhcác công trình ven bờ. Trong những thập kỷ gầnđây, mô hình sóng đã được nghiên cứu và pháttriển mạnh mẽ. Mỗi một mô hình đều có nhữngưu và nhược điểm riêng. Cho đến nay, có thểphân các mô hình thành 2 loại là “các mô hìnhtrung bình pha (phase-averaged models)” và“các mô hình xét theo pha thực (phaseresolving models)”.Các mô hình xử lý theo pha tính toán cácđặc trưng sóng chi tiết trong miền thời gianbằng cách giải phương trình bảo toàn khốilượng và động lượng. Các mô hình được pháttriển theo phương pháp này thường gọi là môhình Boussinesq [4]. Một số cơ quan nghiêncứu đã phát triển thành các phần mềm chuyêndụng như DHI, …. Tuy nhiên, các mô hình loạinày yêu cầu số lượng tính toán rất lớn vàthường chỉ áp dụng với quy mô không gian nhỏtrong vùng nước nông.Các mô hình trung bình pha bỏ qua nhữngbiến đổi của sóng trong pha sóng, chỉ xét đếnbiến đổi trung bình của sóng trong miền tần sốdựa trên quan hệ cân bằng năng lượng hoặc cânbằng tác động. Loại mô hình này đặc biệt thíchhợp với biến đổi hướng sóng trên quy môkhông gian lớn do giảm khó khăn về mặt tínhtoán. Loại mô hình này có thể kể đến nhưSWAN model (Booij et al., 1999), STWAVEmodel (Smith et al., 1999) and WABED model(Linet al., 2008) đã được áp dụng phổ biến ở cảvùng nước sâu và nước nông. Các tác giảPanchang và Demirbilek (1998) chỉ ra các loạimô hình dự báo sóng áp dụng trong vùng venbờ sử dụng phương trình cân bằng năng lượnghay cân bằng tác động không trực tiếp mô tảđược hiệu ứng nhiễu xạ và phản xạ. Tuy vậy,các quá trình này được bổ sung vào theophương pháp gần đúng [5-6]. Nhóm tác giảP.T.Nam, L.X.Hoàn (2010) đã bổ sung hiệuứng sóng cuộn, tương tác sóng dòng chảy. Môhình đã được kiểm nghiệm dựa trên số liệu thínghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ [7].Khu vực quan tâm là vịnh Nha Trang, tuynhiên miền tính sóng được mở rộng lên cả phíabắc và xuống phía nam (Hình 2).123Hình 1. Vịnh Nha Trang.Hình 2. Miền tính sóng (trái) và khu vựcvịnh Nha Trang (phải).Mô hình sóng đã được hiệu chỉnh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính toán chế độ sóng và vận chuyển trầm tích dọc bờ trong vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh HòaTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 122-129Tính toán chế độ sóng và vận chuyển trầm tích dọc bờtrong vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh HòaVũ Công Hữu*, Đinh Văn ƯuTrường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 08 tháng 8 năm 2016Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016Tóm tắt: Các bãi tắm phía bắc và nam của sông Cái của vịnh Nha Trang đã xảy ra quá trình xóitrong những năm gần đây. Việc xác định chế độ thủy động lực và nguyên nhân gây xói cho các bãitắm khu vực này hiện vẫn đang là bài toán mở và là đề tài cuốn hút nhiều nhà khoa học. Nghiêncứu này trình bày kết quả tính toán chế độ sóng trong 20 năm cho vịnh Nha Trang bằng mô hìnhphổ sóng dừng EBED và dòng vận chuyển trầm tích dọc bờ qua các mặt cắt theo phương phápCERC cho các bãi tắm phía bắc và phía nam của sông Cái của vịnh. Kết quả tính toán cân bằngdòng vận chuyển dọc bờ cho thấy các khu vực có xu thế bồi xói và có thể tồn tại dòng rip (dòngngang bờ). Các kết quả này có ý nghĩa tham khảo cho các nghiên cứu và tính toán về các quá trìnhven bờ của vịnh Nha Trang.Từ khóa: Bãi biển Nha Trang, CERC, sóng vỡ, vận chuyển dọc bờ, mô hình sóng EBED.1. Mở đầuTrang là từ sông Cái. Bên cạnh những thế mạnhvề du lịch, hiện tại khu vực bãi biển vịnh NhaTrang đang tồn tại một số hạn chế sau: a) Bãi biểnchịu tác động của sóng lớn trong thời kỳ mùađông, khi có bão và gió mùa đông bắc [1-2];b) Bãi biển bị tác động bồi xói, biến đổi mạnhtheo mùa [1-2]; c) bãi biển hẹp, có độ dốc lớnvà sâu, gây bất lợi cho việc tắm biển vào thờikỳ mùa đông; d) Sự phát triển của các cồnngầm ở cửa sông Cái tác động tới bãi tắm ở lâncận cửa [3].Vịnh Nha Trang nằm ở phía đông thành phốNha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa, giới hạnphía bắc là mũi Kê Gà, phía nam là mũi ĐôngBa. Vịnh Nha Trang là vịnh biển lớn thứ hai sauvịnh Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa với diệntích khoảng 500 km2. Đây cũng là một trong 29vịnh đẹp nhất thế giới, là trung tâm du lịch vàdịch vụ đang có tốc độ tăng trưởng nhanh củatỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực NamTrung Bộ nói chung. Vịnh Nha Trang có chiềudài khoảng 16 km và chiều rộng khoảng 13 km.Vịnh thông với biển ngoài qua hai cửa: cửachính phía đông bắc, cửa nhỏ hơn phía đôngnam. Nguồn nước ngọt chính đổ vào vịnh Nha2. Phương pháp mô phỏngKhi sóng truyền từ vùng nước sâu vào vùngven bờ, các quá trình biến đổi sóng thường biếnđổi đáng kể do sự biến đổi của địa hình đáy nhưhiệu ứng nước nông, khúc xạ, sóng vỡ và kết_______Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-633041948Email: vuconghuu80@gmail.com122V.C. Hữu, Đ.V. Ưu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 122-129quả dẫn đến sự biến đổi các đặc trưng sóng.Trường hợp phức tạp hơn nữa là xung quanhcác công trình ven bờ. Trong những thập kỷ gầnđây, mô hình sóng đã được nghiên cứu và pháttriển mạnh mẽ. Mỗi một mô hình đều có nhữngưu và nhược điểm riêng. Cho đến nay, có thểphân các mô hình thành 2 loại là “các mô hìnhtrung bình pha (phase-averaged models)” và“các mô hình xét theo pha thực (phaseresolving models)”.Các mô hình xử lý theo pha tính toán cácđặc trưng sóng chi tiết trong miền thời gianbằng cách giải phương trình bảo toàn khốilượng và động lượng. Các mô hình được pháttriển theo phương pháp này thường gọi là môhình Boussinesq [4]. Một số cơ quan nghiêncứu đã phát triển thành các phần mềm chuyêndụng như DHI, …. Tuy nhiên, các mô hình loạinày yêu cầu số lượng tính toán rất lớn vàthường chỉ áp dụng với quy mô không gian nhỏtrong vùng nước nông.Các mô hình trung bình pha bỏ qua nhữngbiến đổi của sóng trong pha sóng, chỉ xét đếnbiến đổi trung bình của sóng trong miền tần sốdựa trên quan hệ cân bằng năng lượng hoặc cânbằng tác động. Loại mô hình này đặc biệt thíchhợp với biến đổi hướng sóng trên quy môkhông gian lớn do giảm khó khăn về mặt tínhtoán. Loại mô hình này có thể kể đến nhưSWAN model (Booij et al., 1999), STWAVEmodel (Smith et al., 1999) and WABED model(Linet al., 2008) đã được áp dụng phổ biến ở cảvùng nước sâu và nước nông. Các tác giảPanchang và Demirbilek (1998) chỉ ra các loạimô hình dự báo sóng áp dụng trong vùng venbờ sử dụng phương trình cân bằng năng lượnghay cân bằng tác động không trực tiếp mô tảđược hiệu ứng nhiễu xạ và phản xạ. Tuy vậy,các quá trình này được bổ sung vào theophương pháp gần đúng [5-6]. Nhóm tác giảP.T.Nam, L.X.Hoàn (2010) đã bổ sung hiệuứng sóng cuộn, tương tác sóng dòng chảy. Môhình đã được kiểm nghiệm dựa trên số liệu thínghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ [7].Khu vực quan tâm là vịnh Nha Trang, tuynhiên miền tính sóng được mở rộng lên cả phíabắc và xuống phía nam (Hình 2).123Hình 1. Vịnh Nha Trang.Hình 2. Miền tính sóng (trái) và khu vựcvịnh Nha Trang (phải).Mô hình sóng đã được hiệu chỉnh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tính toán chế độ sóng Vận chuyển trầm tích Trầm tích dọc bờ Vịnh Nha Trang Thể tồn tại dòng rip Xu thế bồi xói Quá trình ven bờGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nguồn lợi và nguồn giống hải sản trong vịnh Nha Trang
11 trang 19 0 0 -
Lượng hóa nguồn thải vịnh Nha Trang
8 trang 17 0 0 -
69 trang 17 0 0
-
Hiện trạng và xu thế biến động rừng ngập mặn, thảm cỏ biển trong vịnh Nha Trang
11 trang 16 0 0 -
62 trang 15 0 0
-
Giáo trình thủy lực biển ( Nxb ĐHQG Hà Nội ) - Chương 3
27 trang 14 0 0 -
Tính toán dòng chảy triều tại khu vực đầm bấy (vịnh Nha Trang) bằng phương pháp phần tử hữu hạn
9 trang 14 0 0 -
Giáo trình thủy lực biển ( Nxb ĐHQG Hà Nội ) Chương 4
55 trang 14 0 0 -
12 trang 13 0 0
-
11 trang 13 0 0