Danh mục

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại Hướng Hóa và Dakrong năm 2011

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thực hành nuôi dưỡng của bà mẹ. Nghiên cứu tiến hành trên 780 trẻ dưới 2 tuổi và 780 bà mẹ. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại Hướng Hóa và Dakrong năm 2011 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI VÀ THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA BÀ MẸ TẠI HƯỚNG HÓA VÀ DAKRONG NĂM 2011 Đoàn Thị Ánh Tuyết*, Lê Thị Hương** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hướng Hóa và Dakrong hai huyện nghèo của Quảng Trị, nơi cư ngụ chủ yếu của người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pako. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ còn cao. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thực hành nuôi dưỡng của bà mẹ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 780 trẻ dưới 2 tuổi và 780 bà mẹ. Kết quả: Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân là 36,2%, thấp còi là 46,5% và gầy còm là 10,5%. Thực hành của bà mẹ cho trẻ bú sớm một giờ sau sinh là 93,3% và bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu là 37%. 36,5% trẻ được ăn bổ sung (ABS) trước 4 tháng tuổi và 43,6% trẻ được tập ăn bổ sung từ 6-8 tháng tuổi. 21% trẻ được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Có mối liên quan giữa thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng với thể nhẹ cân (OR=2,19,95%CI: 1,04-4,60) và thể gầy còm (OR=6,86, 95%CI: 1,28-36,68) và giữa uống viên sắt khi mang thai với thể thấp còi (OR=1,58, 95%CI: 1,0-2,37). Kết luận: Tỷ lệ SDD trẻ dưới 2 tuổi rất cao. Có mối liên quan giữa SDD với thực hành cho trẻ bú mẹ và việc uống viên sắt với SDD thể thấp còi. Từ khóa: suy dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng, kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ. ABSTRACT NUTRITIONAL STATUS OF CHILDREN UNDER 2 YEARS OLD AND CHILD CARE PRACTICE OF THE MOTHERS IN HUONG HOA AND DAKRONG DISTRICT IN 2011 Doan Thi Anh Tuyet, Le Thi Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 116 - 121 Introduction: Huong Hoa and Dakrong are two poor districts of Quang Tri province which is mainly the Van Kieu and Pako people live. The prevalence of malnutrition children is high. Objectives: To assess nutritional status of children under two years old and child care practice of mothers. A cross-sectional study was conducted among 780 children under two and their mothers. Results: the prevalence of malnutrition of children under two was 36.2% by underweight, 46.5% by stunting and 10.5% by wasting. The prevalence of mothers breastfeeding children one hour after birth was 93.3%, and exclusive breastfeeding up to 6 months was 37%. Among the children have been receiving supplementary food, there was 36.5% children were introduced supplementary food before 4 months and 43.6% of them were fed supplementary food within 6 to 8 months old. Only 21% of children were fed enough four groups of essensial food. There was an association between the mothers’ practice of exclusively breastfeeding and underweight (OR = 2.19, 95% CI 1.04 – 4.60) and wasting (OR = 6.86, 95% CI 1.28 – 36.68) and association of taking iron tablets during pregnant of the mothers with stunting (OR=1.58, 95%CI 1.0-2.37). * Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm - Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Viện Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, trường Đại học Y Hà Nội Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đoàn Thị Ánh Tuyết ĐT: 0987896498 Email: dtatuyet101@yahoo.com 116 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Conclusions: the prevalence of children malnutrition under two was high in the study area. There was an association between malnutrition and the breastfeeding practice and the association of taking iron tablets during pregnant of the mothers with the stunting. Key words: malnutrition, nutritional status, child care practice. ĐẶT VẤN ĐỀ SDD vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ SDD nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ trong giai đoạn cai sữa mẹ 6 - 24 tháng tuổi. Tại Việt Nam, Chương trình Dinh dưỡng Quốc gia đã có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung trong cả nước(10). Tuy nhiên, sự khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng miền khiến cho tỷ lệ SDD tại vùng núi vẫn còn rất cao. Quảng Trị là một tỉnh nghèo của miền Trung, nơi cư ngụ chủ yếu của người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pako. Tỷ lệ SDD của trẻ em nơi đây còn rất cao. Theo số liệu của tỉnh, tính đến tháng 6/2009 tỷ lệ SDD của Hướng Hóa là 39,2% và Dakrong là 36,6%. Vấn đề SDD của trẻ dưới 2 tuổi ở hai huyện vùng núi này rất đáng quan tâm. Do đó, để có được bức tranh về tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi cũng như thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và có các bằng chứng khoa học cho các hoạt động can thiệp dinh dưỡng hiệu quả hơn trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi tại vùng dân tộc thiểu số của huyện Hướng Hóa và Dakrong năm 2011; 2. Mô tả thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: