Danh mục

Tình trạng Thiếu máu thiếu sắt

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.85 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiếu máu thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu nhược sắt là một dạng thiếu máu thường gặp - tình trạng máu không có đủ lượng tế bào hồng cầu bình thường. Hồng cầu có chức năng mang oxy đến cho các mô của cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cho da có được màu sắc bình thường. Giống như ý nghĩa của cái tên, thiếu máu thiếu sắt là do cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết. Khi không có đủ sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình trạng Thiếu máu thiếu sắt Thiếu máu thiếu sắt Thiếu máu thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu nhược sắt là một dạng thiếu máu thường gặp - tình trạng máu không có đủ lượng tế bào hồng cầu bình thường. Hồng cầu có chức năng mang oxy đến cho các mô của cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cho da có được màu sắc bình thường. Giống như ý nghĩa của cái tên, thiếu máu thiếu sắt là do cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết. Khi không có đủ sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin, là một chất có trong hồng cầu giúp hồng cầu chuyên chở được oxy.Do đó, thiếu máu thiếu sắt sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và xanh xao. Thông thường bạn có thể điều chỉnh được tình trạng này bằng cách uống thuốc bổ sung sắt. Đôi khi, cần phải điều trị hỗ trợ đặc biệt là trong những trường hợp bị xuất huyết nội. TRIỆU CHỨNG Ban đầu, thiếu máu thiếu sắt có thể nhẹ và không được chú ý đến. Nhưng khi cơ thể trở nên thiếu sắt nhiều hơn và thiếu máu nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ trở nên nặng nề. Các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt có thể bao gồm: Cực kỳ mệt mỏi  Da xanh  Yếu ớt  Khó thở  Nhức đầu  Chóng mặt hoặc hoa mắt  Tay chân lạnh  Bứt rứt  Viêm hoặc đau ở lưỡi  Tăng khả năng nhiễm trùng  Móng dễ gãy  Nhịp tim không đều (loạn nhịp)  Thèm những chất không có giá trị dinh d ưỡng như nước đá, đất hoặc bột  trơn. Khi nào cần đến gặp bác sĩ Khi bạn hoặc trẻ có những dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt, hãy đến gặp bác sĩ. Thiếu máu thiếu sắt không thể tự chẩn đoán hoặc tự điều trị được. Chỉ uống thuốc bổ sung sắt dưới sự theo dõi của bác sĩ. Quá tải sắt trong cơ thể có thể nguy hiểm do tình trạng tích tụ sắt thừa có thể làm hủy hoại gan và gây những biến chứng khác. NGUYÊN NHÂN Bình thường cơ thể sử dụng sắt từ thức ăn hoặc lượng sắt được thải ra từ những hồng cầu cũ để sản xuất hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần của hồng cầu tạo ra màu đỏ của hồng cầu và làm cho hồng cầu có khả năng mang máu được oxy hóa đi khắp cơ thể. Nếu bạn không tiêu hóa đủ sắt hoặc nếu bạn bị mất quá nhiều sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin và cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Những nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt thường gặp bao gồm: Mất máu. Mất máu là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu thiếu  sắt tại Hoa Kỳ và Tây Âu. Nguyên nhân là do máu chứa sắt bên trong hồng cầu. Do đó, nếu bạn bị mất máu, bạn sẽ mất một lượng sắt. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nặng nề có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do họ mất nhiều máu trong khi hành kinh. Những tình trạng mất máu chậm, mạn tính trong cơ thể - chẳng hạn như loét đường tiêu hóa, khối u ở thận, bàng quang, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng, u xơ tử cung - có thể gây thiếu máu thiếu sắt. Chảy máu đường tiêu hóa có thể là kết quả của quá trình sử dụng thường xuyên các thuốc như aspirin hoặc những thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID). Hãy báo với bác sĩ nếu ban thấy có máu trong phân hoặc nước tiểu. Ăn thiếu sắt. Cơ thể nhận sắt đều đặn từ những thực phẩm mà bạn ăn vào.  Nếu bạn tiêu thụ quá ít sắt, theo thời gian, cơ thể sẽ trở nên thiếu sắt. Một số thức ăn giàu chất sắt bao gồm thịt, trứng. Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng cần có nhiều sắt trong bữa ăn. Không thể hấp thu sắt. Sắt trong thức ăn được hấp thu vào máu ở ruột  non. Những rối loạn ở ruột non như bệnh Crohn hoặc bệnh tiêu chảy phân mỡ có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của ruột và dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Một phần của ruột non bị bắc cầu vượt qua hoặc bị cắt bỏ trong phẫu thuật cũng có thể ảnh h ưởng đến khả năng hấp thụ sắt và những chất dinh dưỡng khác. Một số loại thuốc có thể ngăn cản quá trình hấp thu sắt. Chẳng hạn như dùng thường xuyên những loại thuốc làm giảm acid dạ dày có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Cơ thể cần acid dạ dày để chuyển sắt từ thức ăn thành dạng có thể hấp thu được ở ruột non. Mang thai. Nếu không được bổ sung sắt, những phụ nữ mang thai có thể sẽ  bị thiếu máu thiếu sắt do họ cần phải có sắt dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích máu cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho cái thai đang lớn trong bụng. Thai nhi cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt: Chu kỳ kinh nặng nề  Mang thai  Thành phần bữa ăn có ít sắt  Nguồn chảy máu đã biết hoặc chưa biết bên trong cơ thể, chẳng hạn như  loét, khối u chảy máu, u xơ tử cung, polyp đại tràng, ung thư đại trự ...

Tài liệu được xem nhiều: