Danh mục

Tính trễ trong hoạt động quản trị

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày vai trò của tính trễ rất quan trọng, nó giúp ta biết được từ lúc quyết định, chính sách được đưa ra đến khi có hiệu lực cần phải mất một khoảng thời gian là bao lâu. Từ đó, giúp cho người ra quyết định, chính sách cần tính toán khoảng thời gian thích hợp trong hành động của mình, khi mà hành động, chính sách này ảnh hưởng đến một tổ chức, xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính trễ trong hoạt động quản trị TÍNH TRỄ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ Th.S Lê Đình Thái Khoa Quản trị Kinh doanh – Đại học Công nghệ TP.HCM TÓM TẮT Tính trễ là một đặc tính thường xuyên được bắt gặp trong các hoạt động quản trị. Chúng ta có rất nhiều loại độ trễ khác nhau, độ trễ trong hành động, độ trễ trong chính sách, độ trễ trong nhận thức…mặc dù có nhiều loại khác nhau, nhưng nó vẫn có một đặc tính chung là liên quan đến giá trị thời gian. Giá trị thời gian ở đây không chỉ bao gồm giá trị hiện tại mà còn bao gồm các giá trị quá khứ (giá trị trễ), nên được gọi là tính trễ. Vai trò của tính trễ rất quan trọng, nó giúp ta biết được từ lúc quyết định, chính sách được đưa ra đến khi có hiệu lực cần phải mất một khoảng thời gian là bao lâu. Từ đó, giúp cho người ra quyết định, chính sách cần tính toán khoảng thời gian thích hợp trong hành động của mình, khi mà hành động, chính sách này ảnh hưởng đến một tổ chức, xã hội. 1. LỜI MỞ ĐẦU Trong các hoạt động quản trị chúng ta không khó bắt gặp tính trễ. Tính trễ thể hiện mối quan hệ nhân quả, từ khi ra quyết định đến khi quyết định đó có hiệu lực. Tính trễ thể hiện sự phụ thuộc vào thời gian hay chuỗi số liệu trong quá khứ. Mỗi quyết định, mỗi sự kiện, sự việc có tính trễ hoàn toàn khác nhau do chuỗi số liệu trong quá khứ khác nhau. Tìm hiểu về tính trễ trong hoạt động quản trị sẽ giúp cho các nhà quản trị, người ra chính sách cần tính toán xem khi nào một quyết định, một chính sách được đưa ra, và mất bao lâu thì thu được kết quả. Vậy chúng ta cùng xem xét và phân tích tính trễ trong hoạt động quản trị là gì? Vai trò của nó như thế nào? Và nó được đo lường như thế nào? Để xem xét và hiểu về tính trễ trong hoạt động quản trị, chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi sau: 1. Vai trò của độ trễ trong hoạt động quản trị là gì? 2. Có thể tính độ trễ trong hoạt động quản trị được không? Nếu có, tính như thế nào? 3. Lý do của độ trễ là gì? 4. Mối quan hệ độ trễ giữa các biến có ngụ ý tính nhân quả hay không? 2. VAI TRÒ CỦA ĐỘ TRỄ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ Trong hoạt động quản trị, từ khi quyết định được đưa ra cho đến khi được thực thi và mang lại kết quả đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này dài hoặc ngắn phụ thuộc vào từng loại quyết định. Sự phụ thuộc Y (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến số X khác (biến giải thích) hiếm khi có tính chất đồng thời. Rất thường xuyên, Y tương ứng với X sau một khoảng thời gian. Khoảng thời gian như vậy được gọi là độ trễ. Trong các hoạt động quản trị thường liên quan đến chuỗi số liệu thời gian, nó không chỉ bao gồm giá trị hiện tại mà còn bao gồm các giá trị trễ (giá trị quá khứ). Dưới đây là một hàm số nói lên mối liên quan giữa X, Y và tính trễ của nó. Y = Hằng số + β1Xt + β2Xt+1 + β3Xt+2 + … (1) 599 Để minh họa cho tính trễ, chúng ta hãy xem xét một ví dụ sau. Ví dụ việc đóng học phí Giả sử nhà trường ra thông báo đóng học phí, và giả sử đây là một hoạt động thường xuyên của nhà trường. Ảnh hưởng của quyết định này như thế nào đối với các sinh viên đang tham gia học tập tại trường? Theo sau thông báo đóng học phí từ nhà trường, không phải tất cả các sinh viên của trường tham gia đóng học phí một cách đầy đủ khi nhận được thông báo. Ở giai đoạn đầu, sẽ có phần lớn các sinh viên tham gia đóng học phí, giả sử rằng tỷ lệ đó là 80%. Ở những giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ sinh viên đóng học phí sẽ giảm dần, ví dụ là 10%, rồi 5% … sẽ có một số sinh viên bỏ học. Như vậy, ta sẽ có một hàm số liên quan đến thu nhập của nhà trường trong năm đó như sau: Y = Hằng số + 0,8Xt + 0,1Xt+1 + 0,05Xt+2 + … (*) Trong đó, Y là doanh thu của trường, X là số học phí, t là thời gian. Trong phường trình (*) cho ta thấy, việc thu học phí sẽ bị dàn trải, hay sẽ phân phối trong một khoảng thời gian nhất định. Và đây chính là tính trễ trong hoạt động quản trị. 3. ĐO LƢỜNG TÍNH TRỄ Để đo lường tính trễ chúng ta có thể sử dụng mô hình phân phối trễ như sau: Yt = α + β0Xt + β1Xt+1 + …+ βkXt+k α: Hằng số; t: Thời gian X: Nguyên nhân; Y: Kết quả β: Số nhân ngắn hạn Để tính được độ trễ trong hoạt động quản trị chúng ta cần phải có số liệu trong quá khứ. Điều này là không thể đối với các doanh nghiệp, tổ chức mới thành lập. Thường thì các quyết định hay chính sách của các doanh nghiệp/tổ chức mới thành lập được dựa vào kinh nghiệm hay các tổ chức khác. 4. LÝ DO CỦA ĐỘ TRỄ Sẽ có rất nhiều lý do gây nên độ trễ, nhưng chủ yếu có 3 lý do chính sau đây: Lý do tâm lý: Như hệ quả của thói quen (sức ỳ), người ta không dễ thay đổi thói quen ngay lập tức theo sau sự ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình mình (đóng học phí). Lẽ dĩ nhiên, với một khoản thời gian 600 nhất định, họ có thể học cách sống với thay đổi mới với thu nhập của gia đình mình. Cũng như, người ta phải xem xét liệu sự thay đổi nào đó là lâu dài hay nhất thời. Vì thế, phản ứng trước sự thay đổi trong thu nhập sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi đó là nhất thời hay lâu dài. Nếu đó chỉ là sự thay đổi đó là lâu dài, họ sẽ tìm mọi cách để tiết kiệm hay giảm chi tiêu trong gia đình. Lý do công nghệ. Đôi khi sự hiểu biết không hoàn hảo cũng là nguyên nhân của độ trễ. Việc đóng học phí qua ngân hàng là một việc mới so với việc mang tiền đến nộp tại trường. Lý do thể chế. Vì một quy định nào đó trong thể chế mà các quyết định trong hoạt động quản trị không thể diễn ra tức thì, mà cần phải có một khoảng thời gian nhất định để đáp ứng đầy đủ các quy định đó trước khi triển khai. Ví dụ như sự chuyển đổi từ đóng học phí tại quầy ở trường sang đóng học phí tại ngân hàng là do sự thay đổi trong thể chế quản lý. 5. HÀM Ý TRONG QUẢN TRỊ Tính nhân quả. Nghĩa là một biến cố A xảy ra trước một biến cố B thì có thể A gây ra cho B. Tuy nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: