Danh mục

TÍNH TỰ MIỄN VÀ BỆNH TỰ MIỄN – PHẦN 2

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng chứng trực tiếp nhất về giả thuyết cho rằng phản ứng tự miễn đã gây ra bệnh tự miễn là chúng ta có thể tạo mô hình của bệnh đó trên con vật bằng cách gây phản ứng tự miễn thực nghiệm cho chúng. Thực vậy, người ta đã thực hiện được nhiều bệnh tự miễn trên động vật thực nghiệm bằng cách tiêm kháng nguyên có trộn với tá chất Freund. Ví dụ, tiêm thyroglobulin có thể gây bệnh viêm tuyến giáp, và tiêm protein cơ bản của myelin có thể gây viêm não thực nghiệm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÍNH TỰ MIỄN VÀ BỆNH TỰ MIỄN – PHẦN 2 TÍNH TỰ MIỄN VÀ BỆNH TỰ MIỄN – PHẦN 2 Bằng chứng trực tiếp nhất về giả thuyết cho rằng phản ứng tự miễn đã gây rabệnh tự miễn là chúng ta có thể tạo mô hình của bệnh đó trên con vật bằng cáchgây phản ứng tự miễn thực nghiệm cho chúng. Thực vậy, người ta đã thực hiệnđược nhiều bệnh tự miễn trên động vật thực nghiệm bằng cách tiêm kháng nguyêncó trộn với tá chất Freund. Ví dụ, tiêm thyroglobulin có thể gây bệnh viêm tuyếngiáp, và tiêm protein cơ bản của myelin có thể gây viêm não thực nghiệm. Trongtrường hợp tiêm thyroglobulin không những kháng thể kháng giáp được sản xuấtmà tuyến giáp còn bị thâm nhiễm bởi tế bào đơn nhân và cấu trúc tuyến bị biếnđổi. Viêm tuyến giáp thực nghiệm này nhìn chung rất giống với bệnh cảnh viêmtuyến giáp ở những người mặc dù không giống hệt Hashimoto. Có những mô hình bệnh tự miễn ngẫu nhiên trên động vật rất có ích chochúng ta nghiên cứu. Đầu tiên là bệnh tuyến giáp tự miễn trên gà trống Obese(OS). Bệnh xuất hiện tự nhiên với tổn thương viêm tuyến giáp mạn tính và xuấthiện kháng thể kháng giáp. Nếu chúng ta khảo sát huyết thanh của những con vậtnày thì ngoài kháng thể thyroglobulin ra, còn có kháng thể dạ dày trên 15% trườnghợp. Như vậy, trên con vật đã tồn tại đồng thời hai quá trình tự miễn đối với tuyếngiáp và tuyến tiêu hóa ở dạ dày, giống như vẫn thường gặp trên người. Nếu ta làmbiến đổi tình trạng miễn dịch của con vật thì bệnh cảnh cũng thay đổi theo. Ví dụ,nếu cắt bỏ tuyến Fabricius thì độ trầm trọng của viêm tuyến giáp giảm hẳn chứngtỏ vai trò của tự kháng thể trong bệnh này rất quan trọng. Ngược lại nếu ta cắt bỏtuyến ức có vai trò trong việc khống chế bớt sự phát sinh bệnh. Trên người, rõ ràng là không thể làm thí nghiệm trực tiếp, nhưng đã có khánhiều bằng chứng cho thấy tự kháng thể là một yếu tố gây bệnh quan trọng. Trongmột số bệnh người ta đã phát hiện rằng các tự kháng thể chống thụ thể hormon đãgây phản ứng kích thích thụ thể như tác dụng của hormon (Hình 11.3) vì thế màgây ra bệnh cảnh như tăng hoạt hormon thật sự. Nhiễm độc giáp có lẽ là rối loạnđầu tiên của kiểu này được biết đến, trong đó kháng thể kháng thụ thể TSH đãđược công nhận là nguyên nhân. Đồng thời, bệnh nhiễm cảnh nhiễm độc giápcũng có khi xảy ra ở trẻ sơ sinh nói lên tính chất di tryền thụ động của kháng thểtừ máu mẹ sang và kháng thể thụ động này cũng có thể gây bệnh. Một ví dụ khác của bệnh t ự mi ễ n là bệnh vô sinh đ àn ông, trong đó t ựkháng th ể kháng tinh trùng làm cho tinh trùng dính l ại với nhau. V à, khi đó,rõ ràng là chúng khó có th ể bơi đế n ti ếp cận với trứng đ ược nh ư bì nh thường. Trong bệnh thiếu máu ác tính có xuất hiện một tự kháng thể ngăn cản sự hấpthụ vitamine B12 theo đường ăn uống. Chúng ta biết rằng B12 không thể hấp thudưới dạng tự do được, mà cần phải được gắn vào một protein do dạ dày tiết ra gọilà yếu tố nội, và chỉ có phức hợp B12 - yếu tố nội mới có thể hấp thụ qua niêmmạc ruột. Trong bệnh nhân thiếu máu ác tính người ta đã tìm thấy một kháng thểcó khả năng phong bế tác dụng của yếu tố nội. Kháng thể này được tiết ra bởi cáctương bào có mặt trong niêm mạc dạ dày và phong bế yếu tố nội dẫn đến ngăn cảnhấp thu B12 và bệnh thiếu máu ác tính hình thành (Hình 11.4). Các ví dụ khác về nguyên nhân gây bệnh của tự kháng thể là trường hợp hộichứng Goodpasture, kháng thể kháng màng đáy cầu thận. Trong SLE, sự lắngđọng của phức hợp kháng nguyên - kháng thể tại cầu thận là nguyên nhân của tổnthương thận; mà trong thành phần của phức hợp có rất nhiều loại tự kháng thểtham gia; kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng DNA, kháng thể khángcardiolipin,.v.v. Tóm lại, chúng ta có thể xem phản ứng tự miễn đóng vai trò chủ yếu trongnguyên nhân của hầu hết các bệnh tự miễn. 11.6. Cơ chế bệnh sinh Cho đến nay, người ta đã hoàn toàn công nhận rằng có tồn tại trong cơ thểcác tế bào lymphô tự phản ứng. Còn các tự kháng nguyên phản ứng với các tế bàonày như thyroglobulin ch ẳng hạn, trước đây được coi như ẩn núp trong tuyến giápkhông tiếp xúc với hệ miễn dịch thì đến nay được biết là cũng có mặt trong hệtuần hoàn cùng với các lymphô. Do đó tự kháng nguyên lẫn tế bào lymphô tự phảnứng đều có điều kiện tiếp xúc với nhau ở người bình thường. Điều này có nghĩarằng, ở người bình thường đã có một cơ chế ngăn cản phản ứng tự miễn. Và tế bàoT ức chế được xem như có vai trò quan trọng trong việc ức chế tính tự phản này.Hình 11.5 mô tả một cơ chế mà trong đó sự kiểm soát bình thường đối với tính tựmiễn bỏ qua, người ta gọi đó là cơ chế đường tắt (bypass). Hoạt động kiểm soátbình thường trong cơ thể được đảm trách bởi nhiều loại tế bào ức chế tạo nên mộtphức hợp ức chế do tế bào T phụ trách. Tuy nhiên, khi có sai sót xảy ra cho tế bàoT ức chế thì phản ứng tự miễn có thể xuất hiện. Điều thú vị là trên lâm sàng người ta đã ...

Tài liệu được xem nhiều: