Cô gái mặt bộ áo dài màu trắng đang tay trong tay một chú rể người ngoại quốc kia là Vy. Đôi mắt ấy không cần trang điểm cũng đã tuyền lắm rồi, lại thêm đôi môi hình trái tim hồng thắm ấy nữa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình yêu chôn dưới cátTình yêu chôn dưới cátCô gái mặt bộ áo dài màu trắng đang tay trong tay một chú rể người ngoạiquốc kia là Vy. Đôi mắt ấy không cần trang điểm cũng đã tuyền lắm rồi, lạithêm đôi môi hình trái tim hồng thắm ấy nữa...Mưa cứ đổ xuống khu phố cổ, dằng dặc và dai dẳng. Hội An đón Lâm bằng mộtchiều mưa như trút nước, anh chẳng nhớ nỗi mình đã xa khu phố cổ này bao lâu.Nhưng nó chẳng thay đổi gì, từ ngày anh đi, những đêm rằm vẫn là hội hoa đăng,đèn lồng lung linh đến huyền ảo, sông Hoài cũng vẫn vậy, tựa như con rồng nướcgià nua và cũ kỹ năm này qua năm khác cứ nằm lì lợm chôn chân ở khu phố hẹpnày.Lâm bây giờ về, cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp của Học viện Báo chí tuyêntruyền Hà Nội. Gần 5 năm ở ngoài Bắc, anh đã chưa một lần về khi mọi ngườitrong gia đình đã qua Pháp lúc anh đang học năm 2. Căn nhà nằm trên đường HùngVương cũng được một quán cơm gà thuê và kinh doanh ổn định mấy năm nay.Thực ra, còn vì một lý do khác mà Lâm biệt tăm với Hội An, đó là Vy.Thời còn phổ thông, Lâm và Vy là một cặp đẹp nhất trường, mối tình được cả haigìn giữ vẻn vẹn và trong như viên ngọc dưới sâu Cửa Đại. Đêm trước ngày lên xe,anh chở Vy đi dọc bờ biển và thầm thì bên tai cô: “Mình cứ như thế này, mãi mãithôi Vy nhé, ngày Hội An ngập đèn lồng và hoa đăng phủ kín sông Hoài, Lâm sẽvề”. Lúc đó ngồi sau xe, Vy đã khóc, cô im lặng suốt buổi tối. Mặc cho gió biển cứcuốn đi thứ nước mằn mặn trên mi cô.Vy chọn ngành du lịch của một trường Đại học cách Hội An 30km. Cô không thểđi xa vì cô nói rằng Phố Hội giống như bầu khí quyển dành cho riêng cô, nếu thiếunó cô sẽ hụt mất. Lâm cũng buồn, nhưng ít thôi, một người con gái, thủy chung vớivùng đất mà họ chọn thì ít ra với người yêu, cô cũng sẽ như vậy. Lâm tin Vy vàanh cầm ba lô lên đường với nụ cười thổn thức chờ ngày về…Những ngày đầu ra Bắc, Lâm thường xuyên gọi điện cho Vy, anh kể về Hà Nội, kểvề những chiều lang thang một mình quanh hồ Gươm, về đêm, vỉa hè ngổn ngangnhững quán trà đá, khuya xuống, đâu đó thỉnh thoảng vang lên tiếng rít ấm lòngcủa điếu thuốc lào trên tay bác bốc vác đang chờ hàng… Nhưng 36 phố phườngcũng chẳng còn gì để nói, Lâm lại phải vùi đầu để học, Vy cũng có những ngườibạn mới, lại thêm một tour du lịch khách nước ngoài thường xuyên gọi Vy làmhướng dẫn viên bởi vốn ngoại ngữ khá chuẩn của cô, vì thế mà các cuộc gọi thưadần.Lúc gia đình Lâm qua Pháp cũng là lúc anh và Vy chấm hết, sợi dây ngọc mà cảhai cùng gìn giữ trong những năm phổ thông khi kéo căng quá cũng bị đứt. Cả haichấp nhận như thế khi không thể cứ cố gắng mãi chuyện quan tâm hỏi han nhau,Vy nói bằng giọng chững chạc hơn, rằng cô nghĩ tất cả những kỷ niệm đẹp đẽ ởHội An chỉ là ngốc xít thời học trò, bây giờ cô cần một người quan tâm, chăm sóccô từng ngày, không phải là qua từng dòng tin nhắn hay các email…Một thời gian đầu cũng khó khăn lắm đối với Lâm, anh trách mình, đáng lý ra anhkhông nên ra Bắc, không nên đi xa như thế để rồi câu chuyện đẹp đẽ như thơ kiaphải khép lại. Nhưng rồi cũng quen. Tất cả bị cuốn đi bởi nơi đất khách quá nhiềuđiều cho anh suy nghĩ và hình ảnh của Vy tạm chìm đâu đấy dưới sâu mớ bộn bề… ***Chiều nay, trời tạnh mưa, nhưng Hội An lại đón cái lạnh hiu hắt của cơn gió tráimùa, Lâm khoác lên mình chiếc áo dạ cũ hơi dài rồi thả bộ dọc đường Trần QuốcToản, đoạn gần sông Hoài. Không tấp nập, không xô bồ, ai ai cũng đi bộ, thỉnhthoảng đâu đó có một vài chiếc xích lô chở khách du lịch. Lâm ghé vào một gánhnước trên vỉa hè, xin một chén chè mè đen, lâu rồi anh chưa được xông vào mũimình vị ngọt bùi ấm nóng của nó.- Có phải thằng Lâm con Tư Lụa đó không? – Nãy giờ anh mãi ngắm phố màchẳng chú ý đến cô bán hàng. Thì ra là dì Ba, dì già đi, nếp nhăn trên trán cũng sâuquá rồi, lại thêm cái nón lá rách tươm nữa, thảo nào Lâm nhận không ra. Tư Lụa làtên mà người dân nơi đây đặt cho mẹ Lâm, hồi chưa qua Pháp, bà bán lụa nổi tiếngở khu An Hội này.- Dạ, dì Ba, ôi trời, con nhận không ra dì đấy ạ. – Giọng Lâm không đậm như xưanữa rồi, nhạt hơn, Bắc hơn, cũng phải thôi, 5 năm chứ ít gì…- Cha mi! Đi đâu mấy năm ni? Ta tưởng mi qua bển với nhà mi rồi chứ! - Dì cườihiền.- Dạ đâu có đâu, mấy năm nay con học ở Hà Nội đấy chứ… Dì già đi nhiều rồi màcũng còn bán chè hả dì? – Lâm đưa chén chè lên đánh một thìa ngọt lịm.- Già thì già chứ, sáu mươi mấy rồi mà, không bán chè thì ai nuôi ta. – Dì cúixuống đẩy cây củi vào lò bột cưa nói tiếp. – Chừ mi về rồi qua đó luôn hả?- Con cũng không biết nữa dì ơi…- Qua thì qua, chứ lâu lâu cũng về, mẹ mi đi mà biệt tăm luôn…Nói rồi dì đưa cho Lâm ly nước đậu ván và khẽ lắc đầu, phố này người đi thì nhiềumà mấy người trở lại đâu, có người nào đấy nói rằng Hội An không chạy, Hội Annằm ngoài xã hội. Nghĩ cũng đúng thật, chẳng nơi đâu như vậy, có phát triển mấyđi chăng nữa thì 10 năm sau, 20 năm sau, Hội An s ...