Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ từ các nước trên thế giới; đề xuất một số giải pháp, nhằm xây dựng bộ máy kiểm toán nội bộ hiệu quả tại các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ
KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Vũ Kiến Phúc
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long
Chức năng Kiểm toán nội bộ (KTNB) đóng vai trò quan trọng trong quản trị DN (DN)
(Gramling và cộng sự, 2004; Roussy, 2013; Sarens, 2009) thông qua đề xuất các cấu trúc
và quy trình quản trị hiệu quả hơn (Jones và cộng sự, 2017). Kiểm toán viên nội bộ
(KTVNB) với tư cách là nhân viên của tổ chức có trách nhiệm, đóng vai trò là nhà cung
cấp sự bảo đảm nội bộ cho tổ chức mà họ phục vụ (Saharia và cộng sự, 2008; Stewart &
Subramanian, 2010). Thông qua tìm hiểu cách thức tổ chức bộ máy KTNB từ một số nước
trên thế giới, bài viết đề xuất một số giải pháp, nhằm xây dựng bộ máy KTNB hiệu quả tại
các DN Việt Nam.
Từ khóa: KTNB; Bộ máy KTNB; DN Việt Nam
Abstract:
Internal audit function to play an instrumental role in corporate governance (Gramling et al.,
2004; Roussy, 2013; Sarens, 2009) by putting in place more effective governance structures
and processes (Jones et al., 2017). Internal auditors are in a special position in terms of their
respective status as employees of an organization with responsibilities to act as internal
assurance providers of the organisation they serve (Saharia et al., 2008; Stewart &
Subramanian, 2010). Through studying the organization of the internal audit staff in some
countries all over the world, the paper proposes some solutions to establish efficiency internal
audit staff for Vietnam enterprises.
Keywords: Internal audit; Internal audit staff; Vietnam enterprise.
1. Đặt vấn đề
Kể từ khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa, thực hiện nền kinh tế thị trường, kiểm
toán độc lập đã trở nên quen thuộc đối với hầu hết các DN. Tuy nhiên, KTNB vẫn chỉ là một
khái niệm mới ở Việt Nam, mặc dù vẫn tồn tại bộ phận KTNB tại các DN Nhà nước lớn,
nhưng thực tế rất nhiều nhà quản lý chưa quen thuộc với khái niệm KTNB và chưa nhận thức
được tầm quan trọng của bộ phận này. Một số Tập đoàn, Tổng công ty có xu hướng loại bỏ
chức năng KTNB và sử dụng kiểm toán độc lập như là một sự đảm bảo góp phần cải thiện
hoạt động của họ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Bursa Malaysia (2009) đã thừa nhận tầm
quan trọng của KTNB và vai trò của KTVNB trong quá trình quản trị của một tổ chức.
KTVNB đóng một vai trò quan trọng, trong việc giám sát hồ sơ rủi ro của công ty và xác định
các lĩnh vực, nhằm cải thiện rủi ro (Goodwin và Kent, 2006). Hơn nữa, chức năng KTNB
đóng vai trò quan trọng, trong việc đảm bảo tính tuân thủ và có thể dành nhiều thời gian, cho
việc tư vấn hoặc hoạt động theo định hướng với mục tiêu nâng cao hiệu quả của tổ chức
(Hermanson và Rittenberg, 2003). Như vậy, thiết lập bộ phận KTNB là xu hướng tất yếu và là
120
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
nhu cầu khách quan tại mỗi đơn vị (Lương Thị Yến, 2016). Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu
một cấu trúc, cơ cấu KTNB hiệu quả. Ngoài ra hoạt động KTNB còn thiếu và yếu về nguồn
lực, kiến thức. Tổ chức bộ máy KTNB trong DN cũng chưa được quy định hay hướng dẫn
khuôn mẫu, hình thức tổ chức phù hợp, thực tiễn các DN Việt Nam tự mày mò xác định hình
thức tổ chức bộ máy KTNB phù hợp với đặc thù đơn vị (Nguyễn Thị Khánh Vân, 2018). Xuất
phát từ thực trạng trên, việc tìm hiểu cách thức tổ chức bộ máy KTNB tại các nước trên thế
giới, từ đó, đưa ra một số các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của
bộ máy KTNB trong các DN Việt Nam là một điều hết sức cần thiết.
2. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy KTNB tại một số nước trên thế giới
Tại Châu Âu, tổ chức KTNB không được quy định cụ thể trong Luật. Nhưng hoạt
động của KTNB và KTVNB lại được điều chỉnh bằng các chuẩn mực và một số quy định
mang tính chất “hành nghề”. Đối với DN, Nhà nước không có bất kỳ quy định cụ thể nhằm
can thiệp trực tiếp vào việc tổ chức bộ máy cũng như hoạt động KTNB của các đơn vị này.
Tại đa số các đơn vị, Ban Giám đốc thường yêu cầu bộ phận KTNB thực hiện cuộc họp định
kỳ để trao đổi về kế hoạch kiểm toán, những công việc mà KTVNB đang thực hiện, các kiến
nghị nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.
Tại Hoa Kỳ, đặc điểm của bộ máy KTNB thể hiện ở một số đặc điểm sau đây: KTNB
được quy định trong các văn bản pháp lý có liên quan, đặc biệt là sự ra đời của Đạo Luật
Sarbanes - Oxley được ban hành năm 2002 và chỉnh sửa năm 2004. KTNB được tổ chức tại
hầu hết các công ty lớn, các công ty xuyên quốc gia, các thể chế tài chính; Chính phủ không
đề ra bất kỳ một yêu cầu pháp lý nào đối với KTVNB. Các tiêu chuẩn lẫn chứng chỉ hành
nghề dành cho KTVNB sẽ do các tổ chức nghề nghiệp đảm nhận và thực hiện. Thông thường,
KTNB được tổ chức theo cách trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của DN hình thành các ủy ban.
Các ủy ban này bao gồm Ủy ban kiểm toán; Ủy ban quản lý rủi ro; Ủy ban nhân sự cao cấp và
Ủy ban lương thưởng. Nếu không có Ủy ban rủi ro riêng, Ủy ban kiểm toán sẽ đảm nhận
nhiệm vụ của Ủy ban rủi ro. Trong Ủy ban này, các thành viên phải độc lập với bộ máy quản
lý và điều hành, đồng thời, không bị ảnh hưởng bởi lợi ích và quan hệ với ban điều hành. Ủy
ban này sẽ thiết lập bộ phận KTNB thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư
vấn theo sự chỉ đạo trực tiếp của ủy ban kiểm toán. Trong bộ phận KTNB tổ chức thành hai
nhóm: nhóm thực hiện kiểm toán chuyên thực hiện trực tiếp các cuộc KTNB, nhóm phát triển
kiểm toán đảm nhận việc đào tạo KTNB và kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Tại Pháp, bộ máy KTNB mang một số đặc trưng bao gồm KTNB trực thuộc Ban giám
đốc của DN và chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Nhà
nước th ...