Tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ở tiểu học
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 773.35 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ở tiểu học tập trung vào tìm hiểu vấn đề dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho HS khuyết tật trong lớp học hòa nhập ở tiểu học; từ đó, để xuất một số cách thức tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho HS khuyết tật học hòa nhập ở tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ở tiểu họcHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0124Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 104-112This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP Ở TIỂU HỌC Nguyễn Hà My Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, ngày càng nhiều chương trình ở các quốc gia trên thế giới đưa STEAM vào giảng dạy, nhưng học sinh (HS) khuyết tật vẫn chưa được tiếp cận giáo dục STEAM một cách bài bản và thiếu tính phân hóa để có thể đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng người học khác nhau. Bên cạnh đó, dạy học phân hóa được biết đến rộng rãi như một mô hình giảng dạy hay cách tiếp cận nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của HS trong lớp học, đặc biệt là lớp học hòa nhập có HS khuyết tật. Vì vậy, bài viết này tập trung vào tìm hiểu vấn đề dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho HS khuyết tật trong lớp học hòa nhập ở tiểu học; từ đó, để xuất một số cách thức tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho HS khuyết tật học hòa nhập ở tiểu học. Từ khóa: Dạy học phân hóa, STEAM, học sinh khuyết tật, giáo dục hòa nhập, cấp tiểu học.1. Mở đầu Giáo dục STEM ban đầu được sử dụng cho các lĩnh vực Khoa học, Toán học, Kĩ thuật vàCông nghệ (SMET) [1] và là một sáng kiến do Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) – Hoa Kỳ tạo ra.Sáng kiến giáo dục này đã tạo cơ hội cho tất cả HS được phát triển tư duy phản biện để có thểgiải quyết các vấn đề một cách sáng tạo [2]. Sau này, yếu tố Nghệ thuật (Art) được thêm vào,được gọi là STEAM, là sự phối hợp liên ngành giữa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩthuật, Nghệ thuật và Toán học. LaForce và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng giáo dục STEM cótiềm năng thúc đẩy HS học tập và tiếp tục tham gia vào các lĩnh vực STEM trong sự nghiệptương lai của các em [3]. Hiện nay, giáo dục STEAM là một phần của chương trình giảng dạytrong nhiều hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Úc và các nước phương Tây khác.Giáo dục STEAM được triển khai rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới vì được đánh giá caovề tính hiệu quả trong hoạt động giáo dục phát triển năng lực HS. Trong đó, một số nước đã cóchương trình giáo dục STEM tương đối bài bản từ cấp tiểu học như Anh, Úc, Singapore, HànQuốc... Cùng xu thế chung, giáo dục STEAM cũng được các nước quan tâm và phát triển chohệ thống giáo dục cho trẻ từ giai đoạn khá sớm. Giáo dục STEAM được coi là một phương pháphay mô hình giảng dạy mà các hoạt động được tổ chức trong lớp có tầm quan trọng rất lớn trongviệc làm cho kiến thức của các môn học trở nên dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn đối với HS [4]. Tuynhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình học tập và kết quả học tập của HS có thể khácnhau trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như chủ đề nghiên cứu, thời lượng học tập, hoặc thậm chí cácloại điều kiện môi trường [5]. Do đó, cần có sự tiếp cận dạy học phân hóa trong việc tổ chức dạy học để giáo viên (GV)có thể tiếp cận được tới mỗi cá nhân HS và từ đó hỗ trợ các em hình thành và phát triển các năngNgày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022.Tác giả liên hệ: Nguyễn Hà My. Địa chỉ e-mail: nhmy@hnue.edu.vn104Tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ở tiểu họclực khác nhau cũng như nhu cầu học tập khác nhau. Điều này là rất cần thiết trong môi trườnggiáo dục hòa nhập – nơi các HS khuyết tật sinh hoạt và học tập cùng với các HS khác trong mộtcộng đồng. Giáo dục hòa nhập HS khuyết tật cấp tiểu học hiện nay đã được chỉ đạo và triển khaitại các cơ sở giáo dục trên cả nước và đạt được một số chuyển biến tích cực, đảm bảo cơ hội chotất cả HS có hoàn cảnh khó khăn hay học sinh có nhu cầu đặc biệt có cơ hội bình đẳng trongviệc tiếp cận giáo dục. HS khuyết tật trong được tham gia vào các hoạt động học tập và giáo dụctrong môi trường hòa nhập, từ đó hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất trongcác môn học và hoạt động giáo dục đặt ra; các cán bộ quản lí, GV và nhân viên giáo dục cũngđã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập và triển khai, thựchiện những điều chỉnh về mục tiêu, chương trình, phương pháp và cách tiếp cận… phù hợp vớitrình độ của HS khuyết tật trong môi trường giáo dục hòa nhập. Vì vậy, giáo dục STEAM cũng cần chiến lược giảng dạy làm cho các hoạt động STEAMtrở nên dễ hiểu hơn đối với HS, đặc biệt là đối tượng HS khuyết tật trong lớp hòa nhập. Việcgiảng dạy nên được thực hiện với các hoạt động khác nhau trong lớp giúp đạt được hiệu quả họctập cho HS khuyết tật. Bằng cách áp dụng dạy học phân hóa, HS khuyết tật trong lớp hòa nhậpsẽ có nhi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ở tiểu họcHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0124Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 104-112This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP Ở TIỂU HỌC Nguyễn Hà My Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, ngày càng nhiều chương trình ở các quốc gia trên thế giới đưa STEAM vào giảng dạy, nhưng học sinh (HS) khuyết tật vẫn chưa được tiếp cận giáo dục STEAM một cách bài bản và thiếu tính phân hóa để có thể đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng người học khác nhau. Bên cạnh đó, dạy học phân hóa được biết đến rộng rãi như một mô hình giảng dạy hay cách tiếp cận nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của HS trong lớp học, đặc biệt là lớp học hòa nhập có HS khuyết tật. Vì vậy, bài viết này tập trung vào tìm hiểu vấn đề dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho HS khuyết tật trong lớp học hòa nhập ở tiểu học; từ đó, để xuất một số cách thức tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho HS khuyết tật học hòa nhập ở tiểu học. Từ khóa: Dạy học phân hóa, STEAM, học sinh khuyết tật, giáo dục hòa nhập, cấp tiểu học.1. Mở đầu Giáo dục STEM ban đầu được sử dụng cho các lĩnh vực Khoa học, Toán học, Kĩ thuật vàCông nghệ (SMET) [1] và là một sáng kiến do Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) – Hoa Kỳ tạo ra.Sáng kiến giáo dục này đã tạo cơ hội cho tất cả HS được phát triển tư duy phản biện để có thểgiải quyết các vấn đề một cách sáng tạo [2]. Sau này, yếu tố Nghệ thuật (Art) được thêm vào,được gọi là STEAM, là sự phối hợp liên ngành giữa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩthuật, Nghệ thuật và Toán học. LaForce và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng giáo dục STEM cótiềm năng thúc đẩy HS học tập và tiếp tục tham gia vào các lĩnh vực STEM trong sự nghiệptương lai của các em [3]. Hiện nay, giáo dục STEAM là một phần của chương trình giảng dạytrong nhiều hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Úc và các nước phương Tây khác.Giáo dục STEAM được triển khai rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới vì được đánh giá caovề tính hiệu quả trong hoạt động giáo dục phát triển năng lực HS. Trong đó, một số nước đã cóchương trình giáo dục STEM tương đối bài bản từ cấp tiểu học như Anh, Úc, Singapore, HànQuốc... Cùng xu thế chung, giáo dục STEAM cũng được các nước quan tâm và phát triển chohệ thống giáo dục cho trẻ từ giai đoạn khá sớm. Giáo dục STEAM được coi là một phương pháphay mô hình giảng dạy mà các hoạt động được tổ chức trong lớp có tầm quan trọng rất lớn trongviệc làm cho kiến thức của các môn học trở nên dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn đối với HS [4]. Tuynhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình học tập và kết quả học tập của HS có thể khácnhau trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như chủ đề nghiên cứu, thời lượng học tập, hoặc thậm chí cácloại điều kiện môi trường [5]. Do đó, cần có sự tiếp cận dạy học phân hóa trong việc tổ chức dạy học để giáo viên (GV)có thể tiếp cận được tới mỗi cá nhân HS và từ đó hỗ trợ các em hình thành và phát triển các năngNgày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022.Tác giả liên hệ: Nguyễn Hà My. Địa chỉ e-mail: nhmy@hnue.edu.vn104Tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ở tiểu họclực khác nhau cũng như nhu cầu học tập khác nhau. Điều này là rất cần thiết trong môi trườnggiáo dục hòa nhập – nơi các HS khuyết tật sinh hoạt và học tập cùng với các HS khác trong mộtcộng đồng. Giáo dục hòa nhập HS khuyết tật cấp tiểu học hiện nay đã được chỉ đạo và triển khaitại các cơ sở giáo dục trên cả nước và đạt được một số chuyển biến tích cực, đảm bảo cơ hội chotất cả HS có hoàn cảnh khó khăn hay học sinh có nhu cầu đặc biệt có cơ hội bình đẳng trongviệc tiếp cận giáo dục. HS khuyết tật trong được tham gia vào các hoạt động học tập và giáo dụctrong môi trường hòa nhập, từ đó hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất trongcác môn học và hoạt động giáo dục đặt ra; các cán bộ quản lí, GV và nhân viên giáo dục cũngđã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập và triển khai, thựchiện những điều chỉnh về mục tiêu, chương trình, phương pháp và cách tiếp cận… phù hợp vớitrình độ của HS khuyết tật trong môi trường giáo dục hòa nhập. Vì vậy, giáo dục STEAM cũng cần chiến lược giảng dạy làm cho các hoạt động STEAMtrở nên dễ hiểu hơn đối với HS, đặc biệt là đối tượng HS khuyết tật trong lớp hòa nhập. Việcgiảng dạy nên được thực hiện với các hoạt động khác nhau trong lớp giúp đạt được hiệu quả họctập cho HS khuyết tật. Bằng cách áp dụng dạy học phân hóa, HS khuyết tật trong lớp hòa nhậpsẽ có nhi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học giáo dục Dạy học phân hóa Giáo dục STEAM Giáo dục hòa nhập Giáo dục học sinh khuyết tậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 443 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 381 0 0 -
206 trang 299 2 0
-
5 trang 276 0 0
-
56 trang 270 2 0
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 234 0 0 -
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 191 0 0 -
Mô hình năng lực giao tiếp trong đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
6 trang 166 0 0 -
9 trang 164 1 0