Tổ chức hoạt động dạy học chương 'điện từ học' vật lý 9 theo Blended Learning (BL) nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 293.96 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, dạy học có ứng dụng internet phát triển mạnh mẽ. Blend learning (là mô hình học tập pha trộn, học trực tuyến và học tập trực tiếp) đã trở thành mô hình mà các tổ chức giáo dục ngày càng chấp nhận và áp dụng nhiều ở nhiều cơ sở giáo dục các nước tiên tiến đạt được những mục tiêu mà xã hội yêu cầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động dạy học chương “điện từ học” vật lý 9 theo Blended Learning (BL) nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 159–165 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐIỆN TỪ HỌC” VẬT LÝ 9 THEO BLENDED LEARNING (BL) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Nguyễn Kim Đào NCS. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, 32 Lê Lợi, Tp. Huế, Việt Nam Tóm tắt. Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay và đặt biệt là cuộc cách mạnh công nghệ 4.0,dạy học có ứng dụng internet phát triển mạnh mẽ. Blend learning (là mô hình học tập pha trộn, học trực tuyến và học tập trực tiếp) đã trở thành mô hình mà các tổ chức giáo dục ngày càng chấp nhận và áp dụng nhiều ở nhiều cơ sở giáo dục các nước tiên tiến đạt được những mục tiêu mà xã hội yêu cầu.BL là một hình thức học tập cân bằng,kết hợp những ưu điểm của hai phương thức học tập trực tuyến và học tập truyền thống, từ đó người học có thể lựa chọn cách họ muốn học linh hoạt và thuận tiện hơn khi học muốn tìm hiểu. Đây là mô hình học tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tạo sự tương tác cao nhất giữa người học với người dạy và người học với nhau, ngoài ra dạy học theo mô hình BL tạo điều kiện và môi trường phù hợp nhất cho phát triển năng lực tự sáng tạo của người học. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng thôi sẽ ứng dụng dạy học theo mô hình BL vào chương “Điện từ học” thuộc SGK Vật lý 9 phát triển năng lực tự sáng tạo của học sinh. Từ khóa. Mô hình blended learning, năng lực sáng tạo 1. Đặt vấn đề Trong công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục các phương pháp giáo dục cần chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động sang dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ, tự nghiên cứu và tự sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Dạy học theo mô hình BL là một trong những mô hình phù hợp và tạo môi trường, điều kiện có thể đáp ứng những yêu cầu trên. 2. Dạy học theo Blended Learning 2.1. Khái niệm Học tích hợp Blended Learning xuất phát từ nghĩa của từ Blend tức là kết hợp, pha trộn, hỗn hợp, phức hợp… để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt. Tuy nhiên, nếu dùng từ *Liên hệ: kimdaosg@gmail.com Nhận bài: 05–04–2018; Hoàn thành phản biện: 08–05–2018; Ngày nhận đăng: 28–05–2018 Nguyễn Kim Đào Tập 127, Số 6A, 2018 “kết hợp” hay “hỗn hợp” thay cho từ “Blend” như một số tác giả hiện nay đang dùng không thể hiện hết đặc tính của BL. Với các định nghĩa đều xoay quanh ba định nghĩa của BL sau: 1. Kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) 2. Kết hợp các phương pháp giảng dạy. 3. Kết hợp học tập trực tuyến và Face to face (F2F). B-Learning được hiểu một cách chung nhất là sự kết hợp hữu cơ giữa E-Learning (EL) và dạy học truyền thống F2F. Với những ưu điểm nổi bật, BL mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng (trường học, HS, GV) như: giảm chi phí đào tạo, tiết kiệm thời gian, kiểm soát quá trình học, nội dung bài HS động hơn, không phụ thuộc nhiều vào thời gian và địa điểm, tăng tính tương tác giữa GV và HS, bài giảng được cập nhật liên tục, nâng cao hiệu quả đào tạo. 2.2. Tổ chức dạy học theo mô hình Blend learning (BL) Tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình BL cho HS có thể tổ chức dưới bốn hình thức sau: Hình thức 1: Dạy học truyền thống ở lớp, EL chỉ là tài liệu tham khảo. Quá trình DH diễn ra ở trên lớp theo một lịch trình cố định, hoặc theo sự hướng dẫn của GV. Hình thức 2: GV thiết kế, đóng gói và truyền tải nội dung học tập, tạo diễn đàn, hướng dẫn tự học trên hệ thống EL song song với việc học trên lớp truyền thống. Thay vì dành thời gian cuối của tiết học để sửa bài tập hoặc hướng dẫn những bài tập khó cho HS thì GV có thể thiết kế và đóng gói, tải các nội dung học tập và hướng dẫn cho HS tự học trên hệ thống EL. Việc thiết kế, đóng gói và truyền tải nội dung học tập đồng bộ trên hệ thống EL có thể giúp HS tự học mọi lúc, mọi nơi với nhiều loại phương tiện có thể giúp HS tự học trực tuyến miễn là có thể truy cập Internet. HS các vùng sâu vùng xa cũng có thể được học với các 160 Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6A, 2018 bài giảng mà GV đã đóng gói hoặc HS vì một lý do cá nhân lên lớp thiếu bài cũng có thể tự học bài giảng để nắm bắt kiến thức mới. Hình thức 3: GV yêu cầu HS phải tham gia tự h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động dạy học chương “điện từ học” vật lý 9 theo Blended Learning (BL) nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 159–165 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐIỆN TỪ HỌC” VẬT LÝ 9 THEO BLENDED LEARNING (BL) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Nguyễn Kim Đào NCS. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, 32 Lê Lợi, Tp. Huế, Việt Nam Tóm tắt. Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay và đặt biệt là cuộc cách mạnh công nghệ 4.0,dạy học có ứng dụng internet phát triển mạnh mẽ. Blend learning (là mô hình học tập pha trộn, học trực tuyến và học tập trực tiếp) đã trở thành mô hình mà các tổ chức giáo dục ngày càng chấp nhận và áp dụng nhiều ở nhiều cơ sở giáo dục các nước tiên tiến đạt được những mục tiêu mà xã hội yêu cầu.BL là một hình thức học tập cân bằng,kết hợp những ưu điểm của hai phương thức học tập trực tuyến và học tập truyền thống, từ đó người học có thể lựa chọn cách họ muốn học linh hoạt và thuận tiện hơn khi học muốn tìm hiểu. Đây là mô hình học tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tạo sự tương tác cao nhất giữa người học với người dạy và người học với nhau, ngoài ra dạy học theo mô hình BL tạo điều kiện và môi trường phù hợp nhất cho phát triển năng lực tự sáng tạo của người học. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng thôi sẽ ứng dụng dạy học theo mô hình BL vào chương “Điện từ học” thuộc SGK Vật lý 9 phát triển năng lực tự sáng tạo của học sinh. Từ khóa. Mô hình blended learning, năng lực sáng tạo 1. Đặt vấn đề Trong công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục các phương pháp giáo dục cần chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động sang dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ, tự nghiên cứu và tự sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Dạy học theo mô hình BL là một trong những mô hình phù hợp và tạo môi trường, điều kiện có thể đáp ứng những yêu cầu trên. 2. Dạy học theo Blended Learning 2.1. Khái niệm Học tích hợp Blended Learning xuất phát từ nghĩa của từ Blend tức là kết hợp, pha trộn, hỗn hợp, phức hợp… để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt. Tuy nhiên, nếu dùng từ *Liên hệ: kimdaosg@gmail.com Nhận bài: 05–04–2018; Hoàn thành phản biện: 08–05–2018; Ngày nhận đăng: 28–05–2018 Nguyễn Kim Đào Tập 127, Số 6A, 2018 “kết hợp” hay “hỗn hợp” thay cho từ “Blend” như một số tác giả hiện nay đang dùng không thể hiện hết đặc tính của BL. Với các định nghĩa đều xoay quanh ba định nghĩa của BL sau: 1. Kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) 2. Kết hợp các phương pháp giảng dạy. 3. Kết hợp học tập trực tuyến và Face to face (F2F). B-Learning được hiểu một cách chung nhất là sự kết hợp hữu cơ giữa E-Learning (EL) và dạy học truyền thống F2F. Với những ưu điểm nổi bật, BL mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng (trường học, HS, GV) như: giảm chi phí đào tạo, tiết kiệm thời gian, kiểm soát quá trình học, nội dung bài HS động hơn, không phụ thuộc nhiều vào thời gian và địa điểm, tăng tính tương tác giữa GV và HS, bài giảng được cập nhật liên tục, nâng cao hiệu quả đào tạo. 2.2. Tổ chức dạy học theo mô hình Blend learning (BL) Tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình BL cho HS có thể tổ chức dưới bốn hình thức sau: Hình thức 1: Dạy học truyền thống ở lớp, EL chỉ là tài liệu tham khảo. Quá trình DH diễn ra ở trên lớp theo một lịch trình cố định, hoặc theo sự hướng dẫn của GV. Hình thức 2: GV thiết kế, đóng gói và truyền tải nội dung học tập, tạo diễn đàn, hướng dẫn tự học trên hệ thống EL song song với việc học trên lớp truyền thống. Thay vì dành thời gian cuối của tiết học để sửa bài tập hoặc hướng dẫn những bài tập khó cho HS thì GV có thể thiết kế và đóng gói, tải các nội dung học tập và hướng dẫn cho HS tự học trên hệ thống EL. Việc thiết kế, đóng gói và truyền tải nội dung học tập đồng bộ trên hệ thống EL có thể giúp HS tự học mọi lúc, mọi nơi với nhiều loại phương tiện có thể giúp HS tự học trực tuyến miễn là có thể truy cập Internet. HS các vùng sâu vùng xa cũng có thể được học với các 160 Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6A, 2018 bài giảng mà GV đã đóng gói hoặc HS vì một lý do cá nhân lên lớp thiếu bài cũng có thể tự học bài giảng để nắm bắt kiến thức mới. Hình thức 3: GV yêu cầu HS phải tham gia tự h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình Blended Learning Năng lực sáng tạo Cách mạng công nghệ 4.0 Học tập trực tiếp Dạy học theo Blended LearningGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử
10 trang 287 0 0 -
10 trang 79 0 0
-
Ảnh hưởng của mạng xã hội TikTok đến thế hệ Z
10 trang 68 1 0 -
Khuynh hướng nghiên cứu nhân văn số từ góc độ phân tích trắc lượng thư mục
10 trang 47 0 0 -
Ứng dụng tâm lý trong du lịch và xu hướng du lịch thông minh thời đại công nghệ
4 trang 45 0 0 -
Phát hiện mã độc IoT botnet dựa trên đồ thị PSI với mô hình Skip-gram
8 trang 41 0 0 -
8 trang 39 0 0
-
Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện trường Đại Học Hoa Lư
5 trang 38 0 0 -
13 trang 34 0 0
-
Tác động của chuyển đổi số đến ngành bảo hiểm Việt Nam
13 trang 33 0 0