Danh mục

Tổ chức hoạt động dạy học chương 'Dòng điện trong các môi trường' Vật lý 11 nâng cao theo lý thuyết kiến tạo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 529.95 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu tiến trình dạy học vật lý theo lý thuyết kiến tạo. Đồng thời, chúng tôi đã nêu kết quả điều tra quan niệm của học sinh trước khi học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 Nâng cao, các thí nghiệm để khắc phục các quan niệm đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 nâng cao theo lý thuyết kiến tạo TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO LÝ THUYẾT KIẾN TẠO ĐẶNG THỊ KIM CÚC Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết giới thiệu tiến trình dạy học vật lý theo lý thuyết kiến tạo. Đồng thời, chúng tôi đã nêu kết quả điều tra quan niệm của học sinh trước khi học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 Nâng cao, các thí nghiệm để khắc phục các quan niệm đó. Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào dạy học vật lý ở trường phổ thông là hoàn toàn khả thi. Từ khóa: dòng điện trong các môi trường, Vật lý 11 nâng cao, lý thuyết kiến tạo 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo trong quá trình dạy học vật lý có tính khả thi, khai thác được vai trò của người học, nâng cao tính tích cực học tập của học sinh, làm cho học sinh tham gia trực tiếp, chủ động và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Yếu tố thành công của việc này là phải đảm bảo thể hiện đúng bản chất cũng như phát huy lợi thế của từng phương pháp, phải lựa chọn các pha hợp lý cho từng nội dung, từng tiết học và từng đối tượng học sinh, đảm bảo các cá nhân trong lớp đều tham gia vào việc giải quyết vấn đề và kiến tạo kiến thức mới, nhằm phát huy tối đa năng lực tư duy của người học và nâng cao chất lượng dạy học [1] . 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT KIẾN TẠO Qua việc nghiên cứu lý luận về lý thuyết kiến tạo, chúng tôi đề xuất qui trình tổ chức dạy học theo quan niệm kiến tạo gồm 4 bước: - Buớc 1: Tạo tình huống làm xuất hiện vấn đề Giáo viên cần nghiên cứu những quan niệm sẵn có của học sinh liên quan đến nội dung kiến thức cần xây dựng, từ đó đưa ra một hệ thống câu hỏi, một câu chuyện ngắn hoặc một thí nghiệm đơn giản để đưa học sinh vào vấn đề cần giải quyết. Vấn đề nên chọn ở đây là mối liên hệ mà ta cần phát hiện hoặc giải thích giữa hai đại lượng hoặc hai hiện tượng vật lý... Kết thúc bước một học sinh phải nhận biết được vấn đề học tập và có nhu cầu nhận thức kiến thức mới. - Bước 2: Hành động giải quyết vấn đề Giáo viên cần tạo không khí học tập thân thiện, động viên khuyến khích học sinh trong quá trình học tập. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức và kích hứng thú học tập của học sinh. Định hướng, động viên học sinh nêu ý kiến (giả thuyết, giải thích) riêng của mình. Sau đó, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận. Định hướng học sinh để dẫn tới nhu cầu phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự đúng sai của các giả thuyết và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm xử lý kết quả thí nghiệm. Đồng thời giáo viên cần cân đối thời gian cho hợp lý. Kết thúc bước hai, học sinh rèn luyện năng lực nhận thức, sáng tạo đồng thời rút ra được tính khoa học về sự vật hiện tượng. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 120-125 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”... 121 - Bước 3: Điều chỉnh quan niệm cũ, tiếp nhận kiến thức mới Giáo viên cần phân tích và đưa thêm những bằng chứng để hợp thức hóa kiến thức. Tổ chức cho học sinh tranh luận, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức mà học sinh cần thu nhận. Kết thúc bước ba, học sinh thấy cần phải thay đổi quan niệm sai sẵn có, qua đó xây dựng kiến thức mới – khoa học cho bản thân [2]. - Bước 4: Vận dụng, củng cố, khắc sâu kiến thức Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi, bài toán thực tiễn để học sinh vận dụng kiến thức mới, qua đó củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Kết thúc bước bốn, kiến thức mới kiến tạo được của học sinh sẽ được cũng cố, khắc sâu. 3. VẬN DỤNG QUI TRÌNH DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” VẬT LÝ 11 THPT 3.1. Điều tra quan niệm của học sinh về các kiến thức trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Để tạo cơ sở cho việc soạn thảo các tiến trình dạy học theo lý thuyết kiến tạo, chúng tôi đã tiến hành điều tra quan niệm của học sinh học sinh trước khi học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 nâng cao. Số học sinh được điều tra là 116 học sinh của 2 trường THPT Đồng Hới, THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Sau đây là bảng thống kê kết quả điều tra các quan niệm có tỉ lệ % học sinh lựa chọn trên 50%. Quan niệm Tỉ lệ học sinh lựa chọn (%) Khi nhiệt độ của dây dẫn kim loại tăng lên, điện trở của nó sẽ 78,4 không thay đổi. Không thể tạo dòng điện trong hai dây dẫn kim loại khác bản 86,2 chất khi không nối hai dây dẫn đó với nguồn điện. Nước cất là chất dẫn điện. 90,5 Dung dịch muối ăn NaCl là chất cách điện. 76,7 Dung dịch axit HNO3 là chất cách điện. 77,5 Dung dich xút Ca(OH)3là chất cách điện. 76,7 Dòng điện không đổi đi qua các vật bằng chất dẫn điện bất kỳ 75,8 luôn tuân theo định luật Ôm. Để mạ bạc cho một tấm huy chương thì ta nhúng tấm huy 68,1 chương đó vào dung dịch bạc. Không khí là chất cách điện. 48,3 Không khí là chất dẫn điện. 51,2 Nếu đặt khối không khí vào giữa một điện trường đủ lớn thì khối 62,1 không khí thì khối không khí đó sẽ cháy. Khi có sét, đứng dưới cột thu lôi là àn toàn. 100 Dòng điện chạy qua đèn ống là dòng điện chạy qua kim loại. 63,8 Bản chất của tia sét khác bản c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: