Danh mục

Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học tại trường mầm non

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.79 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng của trẻ ở trường mầm non, góp phần tích cực trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ nói chung và sự phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học tại trường mầm non94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON Đặng Út Phượng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hoạt động khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng của trẻ ở trường mầm non, góp phần tích cực trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ nói chung và sự phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ nói riêng. Để phát huy tối đa tác dụng giáo dục của hoạt động này thì một trong những điều mà giáo viên cần phải chú ý trong quá trình tổ chức hoạt động là sử dụng những phương pháp thích hợp để kích thích hứng thú, sự tò mò, mong muốn khám phá thế giới của trẻ, giúp cho quá trình nhận thức của trẻ đạt được hiệu quả cao nhất. Một trong những cách thức có ưu thế nhất trong việc giúp trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện các đặc tính của sự vật hiện tượng xung quanh, đó là cho trẻ được trải nghiệm. Từ khóa: khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm, tích cực nhận thức Nhận bài ngày 4.5.2019, gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.6.2019 Liên hệ tác giả: Đặng Út Phượng; Email: duphuong@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khám phá khoa học một trong những hoạt động nhằm phát triển khả năng nhận thứccủa trẻ, là phương tiện kích thích và nuôi dưỡng tính tò mò, ham hiểu biết, nhu cầu khámphá thế giới xung quanh của trẻ. Khám phá khoa học hình thành, củng cố và phát triểnnhững những kiến thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, tầmhiểu biết về thế giới khách quan, phát triển các quá trình tâm lý nhận thức, tạo xúc cảmtình cảm tính cực cho trẻ. Trong các hoạt động khám phá khoa học, trẻ được tự mình khámphá và thử nghiệm với môi trường xung quanh, trẻ dần dần lĩnh hội được các quá trình tưduy khoa học như: cách giải quyết vấn đề, suy luận, phỏng đoán… làm khả năng nhận thứccủa trẻ được phát triển, đồng thời tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, khám phácũng phát triển. Như vậy tính tích cực nhận thức (TTCNT) được phát triển mạnh ngaytrong hoạt động khám phá khoa học. Với những hoạt động khám phá khoa học trẻ đượcthỏa mái, thỏa sức thực hiện ý tưởng theo ý thích, theo sự phán đoán của bản thân, trẻ sẽTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 95luôn tích cực hào hứng tham gia các hoạt động khám phá. Trẻ cũng tích cực và thườngxuyên trao đổi những biến đổi, những điều kỳ diệu mà mình và bạn cùng phát hiện tronghoạt động khám phá ấy, trẻ cũng rất sung sướng mỗi khi khám phá ra được một điều gìmới lạ và cùng lúc ấy nhu cầu hoạt động, nhu cầu nhận thức được thỏa mãn, hứng thú nhậnthức không chỉ được nảy sinh mà liên tục phát triển từ đó động cơ nhận thức được thỏamãn và TTCNT của trẻ được nâng cao. Một trong những cách thức có ưu thế nhất trong việc giúp trẻ tìm tòi, khám phá, pháthiện các đặc tính của sự vật hiện tượng xung quanh, đó là cho trẻ được trải nghiệm.John Dewey là một nhà giáo, một triết gia, một nhà cải cách và là nhà tư tưởng lớn của Mỹtrong thế kỷ 20. Theo ông, giáo dục không chỉ để chuẩn bị cho cuộc sống, mà giáo dụcchính là cuộc sống. “Nếu bạn nói, tôi sẽ quên Nếu bạn chỉ dẫn, tôi sẽ nhớ một nửa Và nếu bạn để tôi làm, tôi sẽ không thể quên” Thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, thực hành trải nghiệm được coi là conđường hữu hiệu giúp trẻ tích cực nhận thực về thế giới xung quanh mình. Tuy nhiên việcsử dụng, tổ chức thực hành trải nghiệm còn chưa nhiều, nội dung còn nghèo nàn, ít hấp dẫnđối với trẻ. Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động thực hànhtrải nghiệm một cách linh hoạt, mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ vàđiều kiện thực tiễn ở trường lớp, địa phương, không thể hiện được vai trò tích cực và tầmquan trọng của nó đối với việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ trong quá trình trẻhoạt động khám phá khoa học.2. NỘI DUNG2.1. Những vấn đề lý luận về tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong hoạtđộng khám khá khoa học2.1.1. Khám phá khoa học Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “Khoa học là hệ thống tri thức tíchlũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh; phản ánh những quy luật kháchquan của thế giới bên ngoài cũng như của các hoạt động tinh thần ở con người, giúp conngười có khả năng cải tạo thế giới hiện thực”. Đối với trẻ mầm non, khoa học là nhữnghiểu biết về thế giới khách quan mà trẻ phát hiện, tích lũy được trong các hoạt động tìmkiếm, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Đây có thể chưa phải là những kiếnthứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: