Danh mục

Tổ chức trò chơi học tập khám phá khoa học cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 931.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trò chơi học tập là một loại trò chơi có định hướng rõ ràng, là một hình thức học tập hiệu quả của trẻ mẫu giáo. Thông qua các trò chơi học tập, trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua khó khăn trong hoạt động học tập. Việc sử dụng trò chơi học tập cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi, vừa đáp ứng nhu cầu khám phá khoa học của trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức trò chơi học tập khám phá khoa học cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổiVJETạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 11-14; 46TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP KHÁM PHÁ KHOA HỌCCHO TRẺ KHIẾM THÍNH 5-6 TUỔILê Thị Thanh Sang - Trường Đại học Đồng ThápNgày nhận bài: 20/09/2018; ngày sửa chữa: 15/10/2018; ngày duyệt đăng: 29/10/2018.Abstract: Learning games is a right orientate game. It’s an effective educating method forpreschool children. This method can help children to overcome their difficulties to study easily,comfortably so they can study as same as play games. Hearing impairment children 5-6 years oldcan play and get knowledge via playing science discovered games. This method can increasechildren’s excitement and understanding ability to meet the scientific needs of children.Keywords: Learning games, discover science, hearing impairment children 5-6 years old.1. Mở đầuỞ trường mầm non, hoạt động vui chơi nói chung, tròchơi học tập (TCHT) nói riêng vừa là hình thức, vừa làphương tiện giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Việctổ chức các TCHT phù hợp cho trẻ ở lứa tuổi mầm nonsẽ giúp các em hứng thú học tập, giảm bớt căng thẳngtrong giờ học. Trẻ khiếm thính (TKT) 5-6 tuổi có thểtham gia vào rất nhiều trò chơi khác nhau, nhưng TCHTlà một trong những hoạt động hiệu quả nhất. Thông quaTCHT, trẻ được thực hành, giải quyết vấn đề, trảinghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện, phát triển trí tuệ,ngôn ngữ, các kĩ năng giao tiếp, ứng xử,... Vì vậy, TCHTđược sử dụng vừa là phương pháp, vừa là hình thức tổchức dạy học cho trẻ mẫu giáo với phương thức “trẻ chơimà học, học mà chơi”. Hoạt động khám phá khoa họccủa trẻ ở trường mầm non được thực hiện với nhiều hìnhthức khác nhau (như: học tập, vui chơi, tham quan, sinhhoạt hàng ngày). Do vậy, việc tổ chức các TCHT nhằmgiúp trẻ khám phá khoa học, nhất là các trò chơi có nộidung tác động đến khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữphù hợp với nhận thức của trẻ.Bài viết đề cập vấn đề tổ chức cho TKT 5-6 tuổi khámphá khoa học thông qua các TCHT.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Trò chơi học tập2.1.1. Khái niệm, cấu trúc của trò chơi học tậpTrong Tâm lí học đại cương và Giáo dục học trẻ em,thường đưa ra khái niệm TCHT như sau:* Khái niệm TCHT: là trò chơi có luật và nội dungcho trước, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệthống hóa các biểu tượng đã có, nhằm phát triển các nănglực trí tuệ cho trẻ, trong đó nội dung học tập được kết hợpvới hình thức chơi.* Cấu trúc của TCHT gồm các thành tố sau:- Nhiệm vụ nhận thức (nội dung chơi) là một thànhphần cơ bản của TCHT, khơi gợi hứng thú, kích thích tính11tích cực và nguyện vọng chơi của trẻ. Nhiệm vụ nhận thứccó tính chất như một bài toán mà trẻ cần dựa trên các điềukiện đã cho. Mục tiêu nhận thức của trẻ do giáo viên (GV)xác định dựa trên mục tiêu dạy học theo chương trình giáodục mẫu giáo, đặc điểm nhận thức của trẻ.- Luật chơi: Luật chơi là những quy định được đặt ramà người chơi phải tuân theo. Đó là: + Quy định hànhđộng chơi và trình tự các hành động chơi (thường gồmcác hành động khác nhau tạo thành một chuỗi, đi kèmvới lời nói); + Quy định về mối quan hệ giữa các bạnchơi; + Quy định về giới hạn hoặc cấm một số biểu hiệnhành động, các hình thức phạt khi vi phạm luật chơi.- Hành động chơi: là hành động trẻ thực hiện tronglúc chơi, chủ yếu là những hành động nhận thức thôngqua luật chơi để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Trò chơicàng phong phú thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều.Động tác chơi của trẻ mẫu giáo bé chính là sự di chuyển,sắp xếp lại, thu thập các đồ vật, so sánh và lựa chọn theodấu hiệu, màu sắc, kích thước, là bố trí tranh ảnh, là bắtchước các động tác chơi,... Động tác chơi của trẻ nhỡ vàlớn phức tạp hơn: hành động chơi của trẻ đòi hỏi phải cósự liên hệ lẫn nhau giữa hành động của một số trẻ nàyvới một số trẻ khác, có tính liên tục và tuần tự.- Kết quả: TCHT luôn có một kết quả nhất định nghĩa là khi kết thúc trẻ sẽ hoàn thành một nhiệm vụ nhậnthức nào đó, trẻ được tích cực tham gia vào trò chơi tiếptheo. Đối với trẻ, kết quả của trò chơi khuyến khích trẻtích cực hơn nữa trong các trò chơi tiếp theo.2.1.2. Vai trò của trò chơi học tập đối với sự phát triểncủa trẻ khiếm thính 5-6 tuổiCác công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trênthế giới đều thống nhất cho rằng, TCHT có một ý nghĩaquan trọng đối với việc giáo dục và phát triển nhân cáchnói chung và trí tuệ của trẻ mẫu giáo nói riêng. TCHTphục vụ cho sự phát triển toàn diện, góp phần vào việcsắp xếp, hệ thống hóa những kinh nghiệm và trí tưởngVJETạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 11-14; 46tượng, mở rộng kiến thức cho trẻ. TCHT giúp trẻ cách tưduy để giải quyết vấn đề, khai thác khả năng khéo léocũng như tính chủ động của trẻ. TCHT có tác dụng thúcđẩy mối liên hệ giữa các trẻ với nhau, tạo cơ hội cho trẻvận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.Như vậy, việc tổ chức TCHT trong quá trình khám phákhoa học không những giúp trẻ học tập hiệu quả mà còntạo cơ hội để trẻ vui chơi, giải trí trong giờ học. Vì vậy, cóthể nói, thông qua trò chơi, trẻ phát triển khả năng ghi nhớ,tư duy, tưởng tượng và sáng tạo. Trẻ sẽ lĩnh hội được kiếnthức bài học, rèn luyện tính kỉ luật, trách nhiệm, góp phầnhoàn thiện nhân cách. TCHT còn là tiêu chí để đánh giánăng khiếu và khả năng của trẻ. Theo A.X. Macarenco:“Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống củatrẻ. Trong khi trẻ chơi như thế nào thì sau này khi lớn lên,trong công tác trẻ phần lớn sẽ như thế ấy” [1; tr 4]. Nhưvậy, nếu trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơiphong phú sẽ phát triển được trí tuệ, khả năng của bảnthân. Trò chơi có thể coi là một phương pháp làm phongphú kiến thức, ‘‘khai sáng” hiểu biết của trẻ.2.2. Một số đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thính“TKT là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mứcđộ khác nhau, dẫn đến khó khăn về ngôn ngữ và giaotiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và các chứcnăng tâm lí khác của trẻ” [2; tr ...

Tài liệu được xem nhiều: