Tổ chức và quản lý hệ thống y tế (Tài liệu dạy học cho cử nhân y tế công cộng): Phần 2
Số trang: 137
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.09 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Tổ chức và quản lý hệ thống y tế (Tài liệu dạy học cho cử nhân y tế công cộng): Phần 2 trình bày các nội dung về hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu; hệ thống khám chữa bệnh tại Việt Nam; hệ thống quản lý nhà nước về dược; giới thiệu về nhân lực y tế tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức và quản lý hệ thống y tế (Tài liệu dạy học cho cử nhân y tế công cộng): Phần 2 HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU ÂÂ MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được tóm tắt các nội dung và ý nghĩa của tuyên ngôn Alma Ata. 2. Trình bày được tình hình và xu hướng triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới. 3. Trình bày được các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu theo 10 nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam kể từ sau tuyên ngôn Alma Ata. 4. Giải thích được ý nghĩa của tỷ lệ bao phủ và vận dụng được các chỉ số để đánh giá được tỷ lệ bao phủ trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. NỘI DUNG 1. Nội dung và ý nghĩa của tuyên ngôn Alma Ata Tháng 9 năm 1978, Hội nghị quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức tại Alma Ata (thủ đô nước cộng hòa Kazăcstan) có 134 chính phủ, 67 tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc gia và quốc tế tham dự. Hội nghị nhấn mạnh định nghĩa sức khỏe của WHO (1954): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh hay tàn tật” và khẳng định mạnh mẽ rằng sức khỏe là “quyền cơ bản của con người và là mục đích xã hội quan trọng TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 113 nhất của toàn thế giới”, từ đó đưa ra lời kêu gọi “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000”. Đó là bản tuyên ngôn Alma Ata, một sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hoạt động của hai tổ chức quốc tế liên quan nhiều nhất đến sức khỏe con người. Hội nghị đã đề cập và nhấn mạnh giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, mối liên quan giữa chăm sóc sức khỏe ban đầu và phát triển. Đông thời hội nghị cũng nhấn mạnh vai trò của tất cả các tuyến trong hệ thống y tế quốc gia cần hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu, thông qua các hoạt động đào tạo thích hợp, giám sát, hậu cần. Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là “chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên các phương pháp và kỹ thuật thực hành, khoa học, được chấp nhận về mặt xã hội.CSSKBĐ đã trở thành một chính sách then chốt của WHO từ năm 1978, được coi là chìa khóa để đạt tới mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000”, nghĩa là “vào năm 2000, mọi người trên thế giới có sức khỏe ở mức cho phép họ có cuộc sống hữu ích về mặt kinh tế và xã hội”. Hội nghị Alma Ata đã đưa ra có 22 khuyến nghị, 5 nguyên tắc cơ bản và 8 nội dung cấu phần chủ yếu (Elements) trong CSSKBĐ. 1.1. Nội dung chủ yếu của chăm sóc sức khỏe ban đầu được nêu ra từ Hội nghị Alma Ata năm 1978 Nội dung cốt của CSSKBĐ gồm: 1. Giáo dục sức khỏe 2. Cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý 3. Cung cấp đầy đủ nước sạch và vệ sinh môi trường 4. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình 5. Tiêm chủng mở rộng 6. Phòng và chống các bệnh lưu hành ở địa phương 7. Điều trị các bệnh và thương tích thông thường 8. Cung cấp thuốc thiết yếu Các nội dung nói trên có thể thêm bớt tùy theo quốc gia hay địa phương. Ở Việt Nam, ngoài 8 nội dung do hội nghị Alma Ata đưa ra, còn thêm 2 nội dung là: 1. Củng cố và phát triển màng lưới y tế cơ sở 2. Quản lý sức khỏe với mọi người từ khi mới sinh trở đi, nhất là đối với những người thuộc nhóm có nguy cơ: bà mẹ, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính .v.v. 114 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 1.2. Nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu Với mục tiêu “Sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000”, Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 đã đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản hay nguyên lý (principles) sau đây về CSSKBĐ: 1.2.1. Nguyên tắc công bằng Chăm sóc sức khỏe ban đầu là cách đề cập dựa trên nhu cầu và tính công bằng. Tính công bằng được coi là nguyên tắc then chốt, nó thể hiện tính nhân đạo trong công tác chăm sóc sức khỏe. Nguyên tắc này nhấn mạnh đến sự bao phủ chăm sóc rộng rãi dân số, với sự cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng với nhu cầu của cộng đồng. Tính công bằng được thể hiện ở chỗ các cá nhân có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ được nhận các chăm sóc sức khỏe như nhau, bất kể họ là ai. Tính công bằng không có nghĩa là bình quân hay cung cấp các chăm sóc sức khỏe đồng đều cho mọi thành viên của cộng đồng mà là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người thực sự có nhu cầu cần thiết được chăm sóc sức khỏe. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cần quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa, đến các đối tượng nghèo, các đối tượng thiệt thòi trong tiếp cận và tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 1.2.2. Nguyên tắc tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe Chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ là chữa bệnh mà còn phải tăng cường hiểu biết của người dân về sức khỏe và lối sống khỏe mạnh. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhấn mạnh đến các biện pháp dự phòng và loại bỏ tận gốc các nguyên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức và quản lý hệ thống y tế (Tài liệu dạy học cho cử nhân y tế công cộng): Phần 2 HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU ÂÂ MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được tóm tắt các nội dung và ý nghĩa của tuyên ngôn Alma Ata. 2. Trình bày được tình hình và xu hướng triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới. 3. Trình bày được các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu theo 10 nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam kể từ sau tuyên ngôn Alma Ata. 4. Giải thích được ý nghĩa của tỷ lệ bao phủ và vận dụng được các chỉ số để đánh giá được tỷ lệ bao phủ trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. NỘI DUNG 1. Nội dung và ý nghĩa của tuyên ngôn Alma Ata Tháng 9 năm 1978, Hội nghị quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức tại Alma Ata (thủ đô nước cộng hòa Kazăcstan) có 134 chính phủ, 67 tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc gia và quốc tế tham dự. Hội nghị nhấn mạnh định nghĩa sức khỏe của WHO (1954): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh hay tàn tật” và khẳng định mạnh mẽ rằng sức khỏe là “quyền cơ bản của con người và là mục đích xã hội quan trọng TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 113 nhất của toàn thế giới”, từ đó đưa ra lời kêu gọi “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000”. Đó là bản tuyên ngôn Alma Ata, một sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hoạt động của hai tổ chức quốc tế liên quan nhiều nhất đến sức khỏe con người. Hội nghị đã đề cập và nhấn mạnh giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, mối liên quan giữa chăm sóc sức khỏe ban đầu và phát triển. Đông thời hội nghị cũng nhấn mạnh vai trò của tất cả các tuyến trong hệ thống y tế quốc gia cần hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu, thông qua các hoạt động đào tạo thích hợp, giám sát, hậu cần. Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là “chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên các phương pháp và kỹ thuật thực hành, khoa học, được chấp nhận về mặt xã hội.CSSKBĐ đã trở thành một chính sách then chốt của WHO từ năm 1978, được coi là chìa khóa để đạt tới mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000”, nghĩa là “vào năm 2000, mọi người trên thế giới có sức khỏe ở mức cho phép họ có cuộc sống hữu ích về mặt kinh tế và xã hội”. Hội nghị Alma Ata đã đưa ra có 22 khuyến nghị, 5 nguyên tắc cơ bản và 8 nội dung cấu phần chủ yếu (Elements) trong CSSKBĐ. 1.1. Nội dung chủ yếu của chăm sóc sức khỏe ban đầu được nêu ra từ Hội nghị Alma Ata năm 1978 Nội dung cốt của CSSKBĐ gồm: 1. Giáo dục sức khỏe 2. Cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý 3. Cung cấp đầy đủ nước sạch và vệ sinh môi trường 4. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình 5. Tiêm chủng mở rộng 6. Phòng và chống các bệnh lưu hành ở địa phương 7. Điều trị các bệnh và thương tích thông thường 8. Cung cấp thuốc thiết yếu Các nội dung nói trên có thể thêm bớt tùy theo quốc gia hay địa phương. Ở Việt Nam, ngoài 8 nội dung do hội nghị Alma Ata đưa ra, còn thêm 2 nội dung là: 1. Củng cố và phát triển màng lưới y tế cơ sở 2. Quản lý sức khỏe với mọi người từ khi mới sinh trở đi, nhất là đối với những người thuộc nhóm có nguy cơ: bà mẹ, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính .v.v. 114 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 1.2. Nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu Với mục tiêu “Sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000”, Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 đã đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản hay nguyên lý (principles) sau đây về CSSKBĐ: 1.2.1. Nguyên tắc công bằng Chăm sóc sức khỏe ban đầu là cách đề cập dựa trên nhu cầu và tính công bằng. Tính công bằng được coi là nguyên tắc then chốt, nó thể hiện tính nhân đạo trong công tác chăm sóc sức khỏe. Nguyên tắc này nhấn mạnh đến sự bao phủ chăm sóc rộng rãi dân số, với sự cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng với nhu cầu của cộng đồng. Tính công bằng được thể hiện ở chỗ các cá nhân có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ được nhận các chăm sóc sức khỏe như nhau, bất kể họ là ai. Tính công bằng không có nghĩa là bình quân hay cung cấp các chăm sóc sức khỏe đồng đều cho mọi thành viên của cộng đồng mà là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người thực sự có nhu cầu cần thiết được chăm sóc sức khỏe. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cần quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa, đến các đối tượng nghèo, các đối tượng thiệt thòi trong tiếp cận và tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 1.2.2. Nguyên tắc tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe Chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ là chữa bệnh mà còn phải tăng cường hiểu biết của người dân về sức khỏe và lối sống khỏe mạnh. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhấn mạnh đến các biện pháp dự phòng và loại bỏ tận gốc các nguyên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tổ chức và quản lý hệ thống y tế Quản lý hệ thống y tế Y tế công cộng Chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu Tổ chức quản lý bệnh viện Quản lý hệ thống khám chữa bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 180 0 0
-
8 trang 139 0 0
-
8 trang 106 0 0
-
92 trang 105 1 0
-
Tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới và ở Việt Nam
9 trang 84 0 0 -
6 trang 83 0 0
-
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 57 0 0 -
Bài giảng Pháp luật y tế - Đạo đức nghề nghiệp: Luật Khám bệnh, chữa bệnh
62 trang 54 0 0 -
234 trang 45 0 0
-
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018
8 trang 38 0 0