Danh mục

Tổ chức xã hội ở thôn làng Tây Nguyên hiện nay

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 466.51 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên tổ chức xã hội ở các thôn làng dân tộc Kinh và tổ chức xã hội ở các thôn làng dân tộc thiểu số mới đến và Tổ chức xã hội ở các buôn làng dân tộc thiểu số tại chỗ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức xã hội ở thôn làng Tây Nguyên hiện nayTỔ CHỨC XÃ HỘIỞ THÔN LÀNG TÂY NGUYÊN HIỆN NAYBÙI MINH ĐẠO*Từ sau năm 1975, hệ thống tổ chức chínhquyền cấp trên thôn làng ở Tây Nguyênđược xây dựng thống nhất cùng cả nước,bao gồm xã, huyện và tỉnh, trực thuộc Trungương. Dù vậy, do đặc thù riêng về dân cư,dân tộc, tổ chức xã hội thôn làng vẫn có vaitrò quan trọng trong phát triển kinh tế - xãhội Tây Nguyên. Quá trình di cư từ nơi khácđến trong lịch sử, nhất là từ sau năm 1975,cùng với những tác động mới đã dẫn đến tồntại nhiều loại thôn làng phức tạp ở TâyNguyên, bao gồm thôn làng dân tộc Kinh,dân tộc thiểu số mới đến, dân tộc thiểu số tạichỗ và thôn làng xen cư dân tộc thiểu số tạichỗ với dân tộc mới đến. Bài viết phân tíchthực trạng tổ chức xã hội ở bốn loại thônlàng nói trên ở Tây Nguyên hiện nay.*1. Tổ chức xã hội ở các thôn làng dântộc KinhTrước Cách mạng Tháng Tám, vai trò củatổ chức xã hội truyền thống vẫn đậm néttrong đời sống các thôn làng người Kinh.Điều hành công việc trong làng là Hội đồnghương lý, gồm lý trưởng, phó lý, trưởng bạ(theo dõi việc đinh, điền), hộ lại (sinh, tử,giá thú), trương tuần (cai quản đám tuầnphiên) và Hội đồng kỳ mục gồm tiên chỉ, thứchỉ, một nhóm người là hưu quan và cả nhữngngười đã kinh qua bộ máy hương lý. Hộiđồng hương lý thay mặt nhà nước thu thuế,bắt lính, bắt phu và thực hiện các quyết địnhcủa Hội đồng kỳ mục. Các quyết định củaHội đồng kỳ mục chủ yếu dựa vào lệ làng,thể hiện trong hương ước của làng. Trước*TS. Viện Phát triển bền vững vùng Tây NguyênPháp thuộc, mỗi làng có hương ước riêng.Năm 1921, thực dân Pháp tiến hành cảilương hương chính mà trọng tâm là cải cáchhương ước và thay thế Hội đồng kỳ mụcbằng Hội đồng tộc biểu, nhờ vậy, can thiệpsâu vào đời sống làng xã và hạn chế tính tựtrị của bộ máy kỳ mục cũ. Thông qua bầubán, người ta cử ra Ban hương hội bao gồm:chánh hội, phó hội, thủ quỹ và thư ký. Hộiđồng tộc biểu có trách nhiệm lập sổ thu chi,bổ sưu thuế, quản lý các công trình côngcộng, điều hành các công việc trong làngtheo lệ làng, dưới sự giám sát của Hội đồnghương lý. Với sự phân quyền mới này, vaitrò bộ máy của nhà nước ở các làng đượcmặc nhiên nâng lên, vai trò của bộ máy kỳmục bị hạ thấp và vai trò của dòng họ đượcchú ý. Tất cả đều nhằm phục vụ nhu cầu caitrị sâu hơn và trực tiếp hơn của người Phápvào làng xã. Cũng từ cuộc cải lương hươngchính, truyền thống trọng tước bị sứt mẻ vàhạn chế trong việc chọn người vào tổ chứctự quản hương thôn.Sau Cách mạng Tháng Tám ở miền Bắcvà sau năm 1975 ở miền Nam, tổ chức xãhội truyền thống của làng xã người Việtnhường chỗ cho tổ chức xã hội mới. Đócũng là xuất phát điểm tổ chức xã hội ngườiKinh trước khi di cư lên Tây Nguyên.Đến năm 2009, người Kinh là dân tộc códân số đông nhất ở Tây Nguyên, với hơn 3,3triệu người, chiếm trên 60% tổng dân số,bao gồm 3 bộ phận là người Kinh Công giáotrước năm 1975, người Kinh di cư kinh tếmới trong những năm 1976 - 1985 và ngườiKinh di cư tự do từ thập niên 80 của thế kỷ68XX đến nay. Người Kinh Công giáo vàngười Kinh di cư kinh tế mới thường bố tríthành các khu và làng riêng, còn người Kinhdi cư tự do lại thường xen cư với các dân tộckhác trong một làng. Kết quả khảo sát chobiết, đa số các làng người Kinh ở TâyNguyên đều là dân góp, có nguồn gốc từnhiều làng, xã khác nhau.Tổ chức chính trị ở các làng dân tộc Kinhở Tây Nguyên bao gồm Đảng, chính quyền,mặt trận và các đoàn thể chính trị. Nhìnchung, các tổ chức này hoạt động hiệu quả,ổn định và đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đa sốđảng viên và cán bộ có hiểu biết tối thiểu vàcần thiết về lý luận chính trị hoặc kiến thứcquản lý nhà nước thông qua các sinh hoạthọc tập và tập huấn do huyện, tỉnh tổ chứcvà thông qua phương tiện thông tin đạichúng. Khả năng nắm bắt chủ trương, đườnglối của đảng viên và cán bộ tương đối tốt, vìthế việc triển khai thực hiện văn bản, nghịquyết do cấp trên đưa xuống nhìn chung kịpthời, hiệu quả. Cũng như thế, hoạt động củamặt trận và các tổ chức đoàn thể như đoànthanh niên, các hội phụ nữ, nông dân, cựuchiến binh đều đi vào nền nếp và ổn định,góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triểnvà đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xãhội. Nguyên nhân có nhiều, song quan trọngvà nổi bật là do trình độ giáo dục phổ thôngcủa cán bộ đảng viên, cán bộ tại các thônlàng dân tộc Kinh cao hơn. Khảo sát tại hailàng dân tộc Kinh là làng Đà Nguyên, xã ĐàLoan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng vàlàng Đăk Hà, xã Đăk Bla, thành phố KonTum, tỉnh Kon Tum cho thấy, 29% cán bộđảng viên thôn làng có trình độ trung họcphổ thông (cấp III), 64% cán bộ, đảng viênthôn làng có trình độ trung học cơ sở (cấpII), chỉ có 7% cán bộ, đảng viên thôn làngcó trình độ tiểu học (cấp I), không có cánbộ, đảng viên không biết chữ. Tại các làngcông giáo cũ, trình độ giáo dục phổ thôngTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 6/2012của cán bộ thôn buôn có xu hướng cao hơnnữa. Khảo sát tại làng Phương Quý, xã Vinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: