Tòa Thánh Tây Ninh khởi công xây dựng vào năm 1933, chính thức hoàn thành vào năm 1955. Một điều đáng nói là công trình này được xây dựng theo hướng dẫn từ cõi siêu nhiên. Trong những ngày đầu lập đạo, các đệ tử Cao Đài cầu cơ Thông Công cùng Thượng Đế, và việc xây dựng tòa thánh được hướng dẫn qua các bài cơ. Từ bản phác thảo, kích thước cho đến những chi tiết nhỏ nhặt trong khi xây dựng đều được hướng dẫn rất chi tiết. Việc còn lại của các đệ tử là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Toà Thánh Tây Ninh Toà Thánh Tây Ninh Tòa Thánh Tây Ninh khởi công xây dựng vào năm 1933, chính thức hoànthành vào năm 1955. Một điều đáng nói là công trình này được xây dựng theo hướngdẫn từ cõi siêu nhiên. Trong những ngày đầu lập đạo, các đệ tử Cao Đài cầu cơ ThôngCông cùng Thượng Đế, và việc xây dựng tòa thánh được hướng dẫn qua các bài cơ.Từ bản phác thảo, kích thước cho đến những chi tiết nhỏ nhặt trong khi xây dựng đềuđược hướng dẫn rất chi tiết. Việc còn lại của các đệ tử là quyên góp vật liệu rồi racông thực hiện. Việc xây dựng bị tạm ngưng trong thời gian Hộ Pháp Phạm Công Tắcbị người Pháp bắt và đày đi Madagascar (1941-1946). Cũng trong thời gian này hếtngười Nhật đến người Pháp thay phiên chiếm giữ Tòa Thánh. Đến khi người Pháp trảtự do cho Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì công việc lại được tiếp tục cho đến khi hoànthành. Tòa Thánh tọa lạc trên diện tích 12km² có hàng rào bao bọc xung quanh, gồmnhiều công trình kiến trúc tôn giáo: tòa thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp. Tòa thánhdài trên 100m với 12 cửa, cửa Chánh Môn là lớn nhất. Mặt ngoài có 2 tháp cao 36m.Phía trước tòa thánh, trên cao có hình Thiên nhãn-một con mắt tỏa hào quang, đây làbiểu tượng của đạo Cao Đài. Trên nóc có Nghinh Phong Đài, (có tượng kỳ lân đứngtrên quả địa cầu). Trên nóc phía sau có Bát Quái Đài (có tượng các thiên tướng). Bêntrong gồm: Hai hàng cột trụ rồng được trang trí, chạm khắc tinh xảo. Bao gồm 10 cặp cộttrụ, cặp trụ chính giữa là Giảng Đài, nơi giáo chủ đứng để giảng đạo cho các tín đồ. Nền tòa thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp. Phía trước gian Chánh Điện có 7 ghế chia làm tam cấp: Cao nhất là ghế của Giáo Tông. Tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp. Cuối cùng là 3 ghế của 3 vị đầu sư. Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn. Giữa là quả địa cầu lớntượng trưng cho vũ trụ với thiên nhãn nằm phía trước, xung quanh là 3072 vì sao, 72quả địa cầu và 3000 thế giới. Trên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Tiên Lý TháiBạch (hiện nay là Giáo Tông thiêng liêng của Đạo Cao Đài). Giờ lễ chính trong ngày ra vào 12 giờ trưa. Điều đặc biệt ở công trình TòaThánh Tây Ninh là nó được xây dựng bằng bê-tông cốt tre Theo kinh sách Đạo Cao Đài, Tòa Thánh Tây Ninh tượng trưng cho Bạch NgọcKinh (nơi Thượng Đế ngự) tại thế gian. Ngoài ra, tại Tòa Thánh còn có nhiều biểutượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Mỗi người, tùy theo dân tộc, trình độ văn hóa,trình độ tâm linh, khi quan sát Tòa Thánh sẽ tự mình khám phá ra những ý nghĩa này.Một số biểu tượng dễ nhìn thấy nhất, và cũng dễ hiểu nhất có thể kể ra như sau:Tượng Ông Thiện và Ông Ác, Tượng Hộ Pháp vv… Hai bên cửa Tòa Thánh là tượng Ông Thiện và Ông Ác. Theo truyện cổ Ấn Độ,ông Thiện và Ông Ác là hai anh em ruột, con của một vị Tiểu Vương. Vị Tiểu Vươngnày muốn truyền ngôi lại cho Ông Thiện bởi vì ông rất hiền lành đạo đức, trái hẳn vớiÔng Ác tính tình hung dữ. Ông Ác không đồng tình với ý kiến này, cho rằng cần phảicứng rắn, thậm chí là tàn nhẫn thì mới có thể cai trị một quốc gia được. Do đó, ÔngÁc tìm đến Ông Thiện để yêu cầu nhường ngôi cho mình. Không muốn trái ý cha,cũng không muốn xung đột với em nên Ông Thiện bỏ trốn và chết vì trượt chân ngãxuống vực sâu. Ông Ác đến nơi, vô cùng hối hận nên cũng tự tử chết theo. Câu truyệnnày vừa ngụ ý mối liên hệ phức tạp của hai yếu tố Thiện Ác, (hay nói rõ hơn là ĐúngSai) trong tư tưởng con người vừa đưa ra cách giải quyết của Cao Đài đối với haithành tố Nhị Nguyên này. Hiển nhiên đời sống con người xoay quanh Thiện Ác.Thông thường, Thiện Ác vẫn được xem là đối chọi lẫn nhau, điều Thiện được cho làTốt, trái với điều Ác là Xấu. Do đó, con người vẫn cố công loại bỏ điều Ác và nuôidưỡng điều Thiện. Tuy nhiên người ta không nhận ra một điều quan trọng: Thiện vàÁc, như ngụ ý trong câu truyện trên, vốn có chung một nguồn gốc, hay nói cách khác,đó là hai mặt không thể thiếu của một vấn đề. Chính vì thế mà loài người không thểnào loại hết điều Ác trên thế gian được. Đạo Cao Đài khuyên con người hãy nhìn rachân lý này trong mọi sự thể, để từ đó đạt được trạng thái sáng suốt tột đỉnh. Trạngthái này sẽ giúp xóa bỏ những đau khổ muộn phiền ở thế gian và đưa con người trở vềhợp nhất với Thượng Đế. Trong Tòa Thánh, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là tượng của ba trong sốmười hai đệ tử đầu tiên của Thượng Đế: Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm CaoQuỳnh Cư và Thượng Sanh Cao Hoài Sang. Đặc biệt là tượng Hộ Pháp trong trangphục giáp cổ, ngồi trên ngai Thất Đầu Xà (ghế ngồi tượng hình rắn bảy đầu). Trêntường sau lưng tượng Hộ Pháp là hình vẽ một chữ “Khí” rất lớn. Theo Đạo Cao Đài, về mặt tổ chức, hội thánh gồm có ba đài: Cửu Trùng Đài(dưới quyền của Giáo Tông) , Hiệp Thiên Đài (dưới quyền của Hộ Pháp) và Bát QuáiĐài (dưới quyền của Thượng Đế). Cấu trúc phân q ...