TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ 'PHẢN ỨNG BẢN SẮC' TRONG VĂN HOÁ
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 247.28 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Phản ứng bản sắc” là cách thức đáp trả lại những tác động từ bên ngoài đến bản sắc của một dân tộc, những tác động làm biến dạng nó, hay nói khác đi, làm mất “nguyên bản” của nó. Phản ứng có thể diễn ra khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của chủ thể tiếp nhận và xử lí các giá trị du nhập từ bên ngoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ “PHẢN ỨNG BẢN SẮC” TRONG VĂN HOÁ TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ “PHẢN ỨNG BẢN SẮC” TRONG VĂN HOÁ (trường hợp Đồng bằng sông Cửu Long) PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch Trường ĐH KHXH & NV, TP. HCM “Phản ứng bản sắc” là cách thức đáp trả lại những tác động từ bên ngoài đến bản sắc của một dân tộc, những tác động làm biến dạng nó, hay nói khác đi, làm mất “nguyên bản” của nó. Phản ứng có thể diễn ra khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của chủ thể tiếp nhận và xử lí các giá trị du nhập từ bên ngoài. 1. Toàn cầu hoá đã và đang trở thành xu thế tất yếu, chi phối các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến văn hoá, từ kĩ thuật, công nghệ đến chính trị, tư tưởng. Ngay cả những quốc gia bị đánh giá là bảo thủ trong quan hệ với thế giới bên ngoài, cũng không tránh khỏi những tác động của toàn cầu hoá. Sức mạnh chi phối của toàn cầu hoá thể hiện không chỉ trong kinh tế, mà còn lan rộng sang hệ thống chính trị, và từ đó tác động đến hoạt động kinh tế, văn hoá, trước hết là ở định hướng phát triển của chúng. Nên hiểu điều này như thế nào? Do chức năng của mình mà hệ thống chính trị của mỗi quốc gia cần đón nhận và xử lí các vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, quyền lợi của quốc gia. Nếu hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, với những con người vận hành hệ thống ấy thật sự linh hoạt, khôn ngoan, thì quốc gia được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hoá, liên kết quốc tế và hội nhập. Ngược lại, hệ thống chính trị kém cỏi, xơ cứng, với những con người bảo thủ, định kiến, thiếu năng động, thiếu bản lĩnh và sự nhạy bén nắm bắt cái mới, chỉ có thể chú trọng đến viêc đối phó với toàn cầu hoá hơn là đề ra và thực hiện đường lối phát triển phù hợp với xu thế chung. Bài học của mô hình chủ nghĩa xã hội cửa quyền, quan liêu, bao cấp vẫn còn đó, để lại không ít di chứng trong hệ thống chính trị hiện nay, mặc dù sự nghiệp đổi mới đã diễn ra đã hai mươi năm. Tồn tại từ những năm 50 của thế kỉ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa, do Liên Xô đứng đầu, với hạt nhân là các nước trong khối “Hội đồng tương trợ kinh tế” (SEV), biến nhà nước thành “pháo đài tự phong toả”, cắt đứt mối liên hệ kinh tế và văn hoá với phần còn lại của thế giới. Thứ tư duy thời “chiến tranh lạnh” ấy được biện minh bằng những luận điểm không thể chối cãi về nguy cơ hoà tan hai hệ thống vào một và đánh mất diện mạo chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ là có thật; vấn đề là ở chỗ nên hiểu nó như thế nào và xử lí ra sao để “hội nhập” nhưng không “hoà tan”, đẩy mạnh liên kết với bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo ổn định bên trong. Toàn cầu hoá như một xu thế tất yếu chỉ mới được chúng ta thừa nhận và đặt mình trong xu thế ấy từ đầu những năm 90. Hệ thống chính trị cũng trải qua những điều chỉnh, đổi mới cần thiết, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của hội nhập, trước hết là hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó nó vẫn tiếp tục hoàn thiện mình dưới tác động của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên hệ thống chính trị chỉ tỏ ra có hiệu quả nếu vận hành trong mối quan hệ hài hoà với các thành tố xã hội, nhất là lĩnh vực văn hoá, là lĩnh vực chịu tác động của toàn cầu hoá hết sức nhanh chóng và có tính lan tỏa. Điều này không khó giải thích, bởi lẽ bản thân quá trình toàn cầu hoá, dù muốn hay không, cũng mang trên mình nó nhân tố văn hoá, trước hết là văn hoá tinh thần. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và toàn cầu hoá ngay từ đầu đã đã vận động trong môi trường văn hoá châu Âu, nên khi thâm nhập vào các quốc gia khác, chẳng hạn quá trình thực dân hoá diễn ra vào thế kỉ XIX, cũng kéo theo những biến chứng văn hoá đối với người bản địa. Môi trường văn hoá của chủ nghĩa tư bản đã được chuẩn bị từ thời Phục hưng, là thời đại sản sinh ra những con người khổng lồ, tạo nên diện mạo văn hoá nhân văn như sự thách thức đối với nền chuyên chính tinh thần của nhà thờ, giải phóng cá nhân ra khỏi tín điều và uy quyền tư tưởng[i][1]. Ngay cả sinh hoạt tôn giáo cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá đó, mà điển hình là phong trào Cải cách tôn giáo vào đầu thế kỉ XVI do Luther và Calvin đứng đầu, với những tuyên bố phù hợp với thời đại tư bản chủ nghĩa đang đến gần, như “cần biết quý sức lao động của mình”, “làm giàu không phải là tội lỗi”, “hãy biết sống dung dị và tiết kiệm” v.v. Phong trào đó cũng góp phần hình thành các quốc gia dân tộc tư sản và sự phân cực Bắc - Nam trên bản đồ chính trị châu Âu. Khoa học thực nghiệm đặt ra cho mình mục tiêu đưa tri thức đến với thực tiễn, nhấn mạnh “tri thức là quyền lực”, báo trước kỉ nguyên bùng nổ sáng tạo khoa học và ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nhân tố tạo nên môi trường văn hoá của chủ nghĩa tư bản tiếp tục thống trị trong thời đại ngày nay, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ “PHẢN ỨNG BẢN SẮC” TRONG VĂN HOÁ TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ “PHẢN ỨNG BẢN SẮC” TRONG VĂN HOÁ (trường hợp Đồng bằng sông Cửu Long) PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch Trường ĐH KHXH & NV, TP. HCM “Phản ứng bản sắc” là cách thức đáp trả lại những tác động từ bên ngoài đến bản sắc của một dân tộc, những tác động làm biến dạng nó, hay nói khác đi, làm mất “nguyên bản” của nó. Phản ứng có thể diễn ra khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của chủ thể tiếp nhận và xử lí các giá trị du nhập từ bên ngoài. 1. Toàn cầu hoá đã và đang trở thành xu thế tất yếu, chi phối các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến văn hoá, từ kĩ thuật, công nghệ đến chính trị, tư tưởng. Ngay cả những quốc gia bị đánh giá là bảo thủ trong quan hệ với thế giới bên ngoài, cũng không tránh khỏi những tác động của toàn cầu hoá. Sức mạnh chi phối của toàn cầu hoá thể hiện không chỉ trong kinh tế, mà còn lan rộng sang hệ thống chính trị, và từ đó tác động đến hoạt động kinh tế, văn hoá, trước hết là ở định hướng phát triển của chúng. Nên hiểu điều này như thế nào? Do chức năng của mình mà hệ thống chính trị của mỗi quốc gia cần đón nhận và xử lí các vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, quyền lợi của quốc gia. Nếu hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, với những con người vận hành hệ thống ấy thật sự linh hoạt, khôn ngoan, thì quốc gia được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hoá, liên kết quốc tế và hội nhập. Ngược lại, hệ thống chính trị kém cỏi, xơ cứng, với những con người bảo thủ, định kiến, thiếu năng động, thiếu bản lĩnh và sự nhạy bén nắm bắt cái mới, chỉ có thể chú trọng đến viêc đối phó với toàn cầu hoá hơn là đề ra và thực hiện đường lối phát triển phù hợp với xu thế chung. Bài học của mô hình chủ nghĩa xã hội cửa quyền, quan liêu, bao cấp vẫn còn đó, để lại không ít di chứng trong hệ thống chính trị hiện nay, mặc dù sự nghiệp đổi mới đã diễn ra đã hai mươi năm. Tồn tại từ những năm 50 của thế kỉ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa, do Liên Xô đứng đầu, với hạt nhân là các nước trong khối “Hội đồng tương trợ kinh tế” (SEV), biến nhà nước thành “pháo đài tự phong toả”, cắt đứt mối liên hệ kinh tế và văn hoá với phần còn lại của thế giới. Thứ tư duy thời “chiến tranh lạnh” ấy được biện minh bằng những luận điểm không thể chối cãi về nguy cơ hoà tan hai hệ thống vào một và đánh mất diện mạo chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ là có thật; vấn đề là ở chỗ nên hiểu nó như thế nào và xử lí ra sao để “hội nhập” nhưng không “hoà tan”, đẩy mạnh liên kết với bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo ổn định bên trong. Toàn cầu hoá như một xu thế tất yếu chỉ mới được chúng ta thừa nhận và đặt mình trong xu thế ấy từ đầu những năm 90. Hệ thống chính trị cũng trải qua những điều chỉnh, đổi mới cần thiết, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của hội nhập, trước hết là hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó nó vẫn tiếp tục hoàn thiện mình dưới tác động của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên hệ thống chính trị chỉ tỏ ra có hiệu quả nếu vận hành trong mối quan hệ hài hoà với các thành tố xã hội, nhất là lĩnh vực văn hoá, là lĩnh vực chịu tác động của toàn cầu hoá hết sức nhanh chóng và có tính lan tỏa. Điều này không khó giải thích, bởi lẽ bản thân quá trình toàn cầu hoá, dù muốn hay không, cũng mang trên mình nó nhân tố văn hoá, trước hết là văn hoá tinh thần. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và toàn cầu hoá ngay từ đầu đã đã vận động trong môi trường văn hoá châu Âu, nên khi thâm nhập vào các quốc gia khác, chẳng hạn quá trình thực dân hoá diễn ra vào thế kỉ XIX, cũng kéo theo những biến chứng văn hoá đối với người bản địa. Môi trường văn hoá của chủ nghĩa tư bản đã được chuẩn bị từ thời Phục hưng, là thời đại sản sinh ra những con người khổng lồ, tạo nên diện mạo văn hoá nhân văn như sự thách thức đối với nền chuyên chính tinh thần của nhà thờ, giải phóng cá nhân ra khỏi tín điều và uy quyền tư tưởng[i][1]. Ngay cả sinh hoạt tôn giáo cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá đó, mà điển hình là phong trào Cải cách tôn giáo vào đầu thế kỉ XVI do Luther và Calvin đứng đầu, với những tuyên bố phù hợp với thời đại tư bản chủ nghĩa đang đến gần, như “cần biết quý sức lao động của mình”, “làm giàu không phải là tội lỗi”, “hãy biết sống dung dị và tiết kiệm” v.v. Phong trào đó cũng góp phần hình thành các quốc gia dân tộc tư sản và sự phân cực Bắc - Nam trên bản đồ chính trị châu Âu. Khoa học thực nghiệm đặt ra cho mình mục tiêu đưa tri thức đến với thực tiễn, nhấn mạnh “tri thức là quyền lực”, báo trước kỉ nguyên bùng nổ sáng tạo khoa học và ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nhân tố tạo nên môi trường văn hoá của chủ nghĩa tư bản tiếp tục thống trị trong thời đại ngày nay, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa học triết học khoa học xã hội nhân văn giá trị văn hóa bản sắc văn hóaTài liệu liên quan:
-
27 trang 350 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 292 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 256 0 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 214 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 207 0 0 -
12 trang 154 0 0
-
15 trang 137 0 0