Thông tin tài liệu:
Tôi muốn chia sẻ với bạn 10 cách tạo nên giá trị cho thương hiệu… Người tiêu dùng thường ưa chuộng những sản phẩm có đính kèm giá trị tặng thêm trong sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều đó góp phần vào quyết định mua hàng của họ...
Từ đó, ý niệm của nhãn hiệu hàng hóa bị lu mờ. Trước tiên hãy đề cập đến định nghĩa giá trị là gì? Như chúng ta đã biết, mỗi nhóm người đều có sự lựa chọn từng loại hàng hóa khác nhau. Đối với một số người, quyết định mua hàng phụ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi muốn chia sẻ với bạn 10 cách tạo nên giá trị cho thương hiệu…
Tôi muốn chia sẻ với bạn 10 cách tạo nên giá trị cho
thương hiệu…
Người tiêu dùng thường ưa chuộng những sản phẩm có
đính kèm giá trị tặng thêm trong sản phẩm hoặc dịch
vụ. Điều đó góp phần vào quyết định mua hàng của họ...
Từ đó, ý niệm của nhãn hiệu hàng hóa bị lu mờ. Trước tiên
hãy đề cập đến định nghĩa giá trị là gì? Như chúng ta đã
biết, mỗi nhóm người đều có sự lựa chọn từng loại hàng
hóa khác nhau. Đối với một số người, quyết định mua hàng
phụ thuộc vào tình cảm của họ dành cho nhãn hiệu hàng
hóa (Saatchi & Saatchi CEO Kevin Roberts) còn số khác
thì tùy thuộc vào tôn giáo (Young & Rubicam).
Hơn nữa, làm thế nào để biết được chính xác giá trị cộng
thêm có được thêm vào sản phẩm hay không? Các chuyên
gia quảng cáo cho rằng giá trị cộng thêm nằm ở chỗ quảng
cáo. Nếu người tiêu dùng thích mẫu quảng cáo đó, họ cũng
sẽ mua sản phẩm mang thương hiệu đó. Những chuyên gia
tiếp thị lại cho rằng sự đồng nhất cùng với những trải
nghiệm tổng thể mà khách hàng có được khi tiếp xúc với
thương hiệu mới là chìa khóa quyết định. Vậy điều bí mật
tạo ra thành công của thương hiệu là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem qua ba
phương thức thông dụng được các nhà tiếp thị thường dùng
để phát triển thương hiệu, với sự giúp đỡ của : các công ty
quảng cáo, nhà tư vấn, công ty xây dựng thương hiệu và
công ty thiết kế.
Mặc dù ba phương thức này khá dàn trải nhưng chúng
không bị bó buộc trên các cơ sở lý thuyết. Theo ý kiến của
tôi, ba phương thức này vẫn chưa mang lại kết quả đáng tin
cậy cho những thương hiệu mạnh. Chúng gồm có phương
thức “Decoration”, phương thức “Gluing”, và phương thức
“Golem” (của Prague, Luân Đôn hay New York).
Phương thức “Decoration” có những điểm khác biệt với hai
phương thức còn lại vì nó liên quan tới cách trang trí bên
ngoài của sản phẩm. “Chúng tôi tự gây ấn tượng cho sản
phẩm của mình,” những nhà điều hành nêu ý kiến, điều đó
có nghĩa là tạo ra một tên gọi, một logo thật đặc
biệt cho sản phẩm với vẻ ngoài vô cùng ấn tượng,
chúng dường như đã trải qua một quá trình gian
khổ, phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. “Từ đó khách
hàng nhìn thấy sản phẩm của chúng tôi khác với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.”
Phương thức này sẽ vô nghĩa nếu nó tồn tại đơn lẻ. Nó cần
có sự kết hợp bởi nhiều yếu tố khác nhau của hai phương
thức còn lại.
Phương thức “Gluing” cũng bao gồm những giá trị của
nhãn hiệu và những lợi ích khác có liên quan tới tên gọi,
logo và vẻ bề ngoài của sản phẩm tương tự như phương
thức trước. Lí do cơ bản là người tiêu dùng nhận thấy
những giá trị của anh ta/cô ấy được mô tả rất gần gũi trong
thông điệp đưa ra của chúng ta và ngay lập tức cảm thấy
nhãn hiệu này phù hợp với họ. Những người ủng hộ
phương thức “xây dựng thương hiệu theo cảm xúc” tuyên
bố rằng họ cũng đính kèm những cảm xúc vào thương hiệu
theo cách tương tự mà phương thức “Gluing” đã làm
Phương thức “Golem” là phương thức thứ ba. Các nhà tiếp
thị tìm kiếm những thực thể tương tự như con người với
những tính cách (thậm chí là một tấm gương phản chiếu)
gần gũi với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, ba phương thức này làm cho công ty bị lạc lối
và là nguyên nhân dẫn tới việc bỏ lỡ những sự thật còn tiềm
ẩn trong thương hiệu.
Nhưng qua nghiên cứu và tham khảo các tài liệu tâm lí học
và xã hội học, tôi đã tìm ra một phương thức khác
Nến tảng cơ bản để phát triển một thương hiệu với những
giá trị cộng thêm cũng tương tự như tính logic của quá trình
phát triển sản phẩm. Trong cả hai trường hợp, chúng tôi tạo
ra những công cụ và phương tiện cho người tiêu dùng làm
những gì họ muốn.
Điều đó rất quan trọng vì họ biết mình muốn gì. Nếu người
tiêu dùng muốn tập tạ/thư giãn/giải trí để làm nổi bật mình,
hứng thú với sự thay đổi thực tế hoặc bất kỳ trạng thái tâm
lí nào khác thì họ cần phải thực hiện được điều họ mong
muốn.
Người tiêu dùng luôn có những chủ đích của họ khi cố
gắng trải nghiệm và nắm bắt những mục tiêu/lợi ích liên
quan đến cảm xúc, tâm lý, sự tương tác giữa cá nhân với cá
nhân, giữa cá nhân với xã hội để đạt được những lợi ích
hữu hình hơn. Những thương hiệu nào thỏa mãn điều kiện
đó thì sẽ thành công. Mặt dù đó chỉ là chiêu tâm lí nhưng
nó lại là một công cụ hữu hiệu.
Thương hiệu mà không có một minh chứng cho viễn cảnh
sử dụng sẽ không trở thành một thương hiệu đích thực. Nó
chỉ có vẻ là một thương hiệu. Tên tuổi, logo, những hình
ảnh và phong cách quảng cáo của nó có thể được biết đến
rộng rãi nhưng người tiêu dùng không cảm thấy khao khát
cần có nó bởi vì nó vô dụng.
Mọi qui luật để tạo ra những thay đổi và ý tưởng mới thành
công cho sản phẩm lẫn dịch vụ đều có thể áp dụng vào
trong thương hiệu. Điều kiện tiên quyết cho thành công là
cung cấp những gì người tiêu dùng khao khát nhưng hiện
tại họ không có... chỉ vì nó quá khó, quá phức tạp, bất tiện,
nhàm chán, v.v…
Theo phương thức này, thương hiệu không phải là một thực
thể tương tự như con người và không có một cuộc sống
riêng bên ngoài tâm trí người tiêu dùng. Chúng chỉ đơn
thuần là phương tiện đạt được mục đích sau cùng.
Tạo ấn tượng thì cũng không giữ chân được người tiêu
dùng lâu, chỉ khi nào chúng ta cho người tiêu dùng thấy
được lợi ích nào đó của nó. Chính sự mong chờ của người
tiêu dùng khi bị khuấy động sẽ tạo ra những cảm xúc tích
cực này. Những biểu tượng của thương hiệu như tên, logo,
phông chữ, hình ảnh tượng trưng v.v… có ảnh hưởng chút
ít, nhưng quan trọng nhất vẫn là những bằng chứng cung
cấp cho người tiêu dùng nhìn thấy cái lợi trước mắt.
Sau đây là 10 cách để tạo ra lợi ích hữu hình cho người
tiêu dùng:
Tạo ra liên tưởng đến lợi ích hữu hình
Cấp cơ bản nhất của quá trình xây dựng thương hiệu là phải
tạo ra được một đường liên kết giữa tên tuổi thương hiệu,
những chi tiết nhận diện khác và cả những lợi ích hữu hình
với nhau. Những lợi ích đó được cung cấp bởi chính sản
phẩm hoặc những yếu tố của phối thức tiếp thị. Đừng loại
bỏ nguyên lý cơ bản nà ...