Danh mục

Tối ưu hoá qui trình chiết acid oleanolic từ thân và rễ cây đinh lăng trồng tại Đắk Lắk

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 602.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm điều kiện tối ưu để chiết xuất acid oleanolic từ thân và rễ cây đinh lăng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt, với thiết kế Box Benhken theo phần mềm Design Expert. Khảo sát với 3 yếu tố là: loại dung môi, tỷ lệ dung môi/dược liệu, thời gian ngâm, mỗi yếu tố được được khảo sát tại 3 mức khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tối ưu hoá qui trình chiết acid oleanolic từ thân và rễ cây đinh lăng trồng tại Đắk LắkTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 2 (2023) TỐI ƯU HOÁ QUI TRÌNH CHIẾT ACID OLEANOLIC TỪ THÂN VÀ RỄ CÂY ĐINH LĂNG TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK Lê Trung Khoảng*, Hoàng Thị Thu Huyền, Huỳnh Văn Chung, Huỳnh Thị Như Quỳnh, Hoàng Thúy Bình Khoa Dược, Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột *Email: trungkhoang@gmail.com Ngày nhận bài: 7/10/2022; ngày hoàn thành phản biện: 13/10/2022; ngày duyệt đăng: 4/4/2023 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là tìm điều kiện tối ưu để chiết xuất acid oleanolic từ thân và rễ cây đinh lăng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt, với thiết kế Box Benhken theo phần mềm Design Expert. Khảo sát với 3 yếu tố là: loại dung môi, tỷ lệ dung môi/dược liệu, thời gian ngâm, mỗi yếu tố được được khảo sát tại 3 mức khác nhau. Kết quả thu được điều kiện chiết xuất tối ưu là: dung môi ethanol 47%, tỷ lệ dung môi/dược liệu là 10/1 (ml/g), thời gian ngâm là 36 giờ. Kiểm chứng kết quả tối ưu bằng thực nghiệm cho thấy, giá trị trung bình của hiệu suất chiết thực tế (93,05% ± 1,21%) so với giá trị hiệu suất chiết dự đoán (95,17%) khác nhau không nhiều. Từ khoá: acid oleanolic, chiết xuất, đinh lăng, tối ưu.1. MỞ ĐẦU Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là một trong những dược liệu được sửdụng nhiều trong y học cổ truyền tại các nước châu Á (Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc…).Không chỉ được sử dụng như là vị thuốc cổ truyền, đinh lăng còn được sử dụng như làthực phẩm trong bữa ăn hàng ngày [1]. Trong y học hiện đại, tác dụng sinh học của đinhlăng đã được sử dụng và chứng minh thông quá nhiều thử nghiệm dược lý: tăng cườngsinh lực, bảo vệ gan, bảo vệ thận [1, 2]. Không chỉ được chứng minh về dược lý, cây đinhlăng cũng được nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học, trong đó chất chỉ dấu thườngđược dùng để đánh giá chất lượng dược liệu đinh lăng là acid oleanolic (OA) [3]. Tuynhiên hàm lượng OA trong rễ và thân đinh lăng thấp [4], do vậy mục đích của việc khảosát điều kiện chiết xuất thân, rễ đinh lăng là thu được lượng OA nhiều nhất. Với nhữngphương pháp nghiên cứu thông thường, các thông số của quá trình chiết xuất thườngdừng lại ở khảo sát đơn biến (1 yếu tố độc lập), khó đánh giá được sự tương tác giữa cácyếu tố. Hiện nay, việc sử dụng các phần mềm trí thông minh nhân tạo để hỗ trợ nghiên 27Tối ưu hoá qui trình chiết acid oleanolic từ thân và rễ cây đinh lăng trồng tại Đắk Lắkcứu, sản xuất được áp dụng nhiều. Ưu điểm của việc áp dụng phần mềm là giảm đượcsố lượng các thí nghiệm cần tiến hành, đánh giá được sự tương tác giữa các yếu tố khảosát, lựa chọn được điều kiện chiết xuất tối ưu trong mỗi điều kiện cụ thể. Với dược liệu định lăng, rễ và lá là các bộ phận thường được dùng để chiết xuấtlấy cao, và thường bỏ phần thân. Tuy nhiên, khối lượng của thân đinh lăng so với khốilượng của toàn cây chiếm tỷ lệ lớn, hàm lượng OA trong rễ và thân đinh lăng trồng tạiĐắk Lắk mà chúng tôi khảo sát lần lượt là 0,1% và 0,06% [4]. Do vậy, để tận dụng đượcnguồn nguyên liệu và tránh lãng phí, nghiên cứu lựa chọn chiết xuất đồng thời rễ vàthân đinh lăng.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Dược liệu Thân và rễ cây đinh lăng (từ 5 năm tuổi trở lên) được thu hái tại xã EaKPam huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Sau khi thu hái, thân và rễ được làm sạch và sấyở 60 °C cho tới khi đạt hàm ẩm (< 13%). Xay thành bột với kích thước < 1 mm, đựngtrong túi PE và hút chân không để tránh ảnh hưởng của không khí và ẩm. Hàm lượngOA trong thân và rễ được xác định lần lượt là 0,06% và 0,1% (tính theo trọng lượng khô).2.2. Hoá chất Chất chuẩn acid oleanolic (Sigma-Aldrich, số lô MKBX6658V, hàm lượng ≥ 97%),ethanol, acetonitril, methanol, chloroform, HCl, nước cất.2.3. Quy trình chiết xuất Bột thân và rễ đinh lăng được làm ẩm bằng dung môi chiết khoảng 120 phút, sauđó nạp vào bình ngấm kiệt, và thêm dung môi chiết và ngâm trong thời gian dự kiếnnghiên cứu. Dịch chiết được rút với tốc độ 0,5 ml/phút cho tới khi hết lượng dung môithử nghiệm. Cô đặc dịch chiết bằng máy cô quay chân không đến thể chất cao mềm,nhiệt độ cô đặc không quá 60 °C. Xác định lượng OA thu được và tính hiệu suất chiết.Mỗi thí nghiệm sử dụng 120,0 g dược liệu, bao gồm: 40,0 g bột rễ và 80,0 g bột thân.2.4. Tối ưu hoá qui trình chiết acid oleanolic từ thân và rễ đinh lăng Sử dụng thiết kế Box Benhken của phần mềm Design Expert 12.0 với 3 yếu tố(biến độc lập), mỗi yếu tố 3 mức: dung môi (ethanol/nước), tỷ lệ dung môi/dược liệu(DM/DL) và thời ...

Tài liệu được xem nhiều: