Danh mục

TỐI ƯU QUY TRÌNH CHUYỂN GENE gfp VÀO VI KHUẨN Pseudomonas fluorescens BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP HỢP BA THÀNH PHẦN

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc trừ sâu hóa học được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đem lại cho chúng ta năng suất cao và nhiều lợi ích kinh tế, tuy nhiên chúng cũng đem đến những vấn đề như ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do đó, nhu cầu ngày càng cao trong nông nghiệp là tìm ra phương pháp bảo vệ cây trồng hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên. Kiểm soát sinh học là một sự lựa chọn thay thế có nhiều tiềm năng trong việc ngăn cản sự tàn phá do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỐI ƯU QUY TRÌNH CHUYỂN GENE gfp VÀO VI KHUẨN Pseudomonas fluorescens BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP HỢP BA THÀNH PHẦN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTỐI ƢU QUY TRÌNH CHUYỂN GENE gfp VÀO VI KHUẨN Pseudomonas fluorescens BẰNG PHƢƠNG PHÁP TIẾP HỢP BA THÀNH PHẦN Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003 – 2007 Sinh viên thực hiện: TRẦN NGUYỄN THÚY AN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 09/2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTỐI ƢU QUY TRÌNH CHUYỂN GENE gfp VÀO VI KHUẨN Pseudomonas fluorescens BẰNG PHƢƠNG PHÁP TIẾP HỢP BA THÀNH PHẦN Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN TRẦN NGUYỄN THÚY AN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 09 / 2007 LỜI CẢM ƠN Thành kính ghi ơn ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng, dạy bảo con trưởng thànhnhư ngày hôm nay, cùng những người thân trong gia đình luôn tạo mọi điều kiện vàđộng viên con trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm cùng thầy cô Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học đã truyền đạtmọi kiến thức, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập ởtrường. Thầy Lê Đình Đôn đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong thời gianthực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Thầy Zhang Liqun ở Đại Học Nông Nghiệp Trung Quốc đã cung cấp mẫu vikhuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pUT-gfp, vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir)chứa plasmid pRK600 và các tài liệu phục vụ cho thí nghiệm. Ban giám đốc cùng các anh chị trực thuộc Trung Tâm Phân Tích – ThíNghiệm Hóa Sinh Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã hướngdẫn và chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong thời gian thực hiện khóa luận. Anh Nguyễn Văn Lẫm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tất cả các anh chị thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Học đã giúpđỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Các bạn bè lớp Công Nghệ Sinh Học 29 đã giúp đỡ và động viên tôi trongsuốt những năm học cũng như thời gian thực hiện khóa luận. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2007 Sinh viên Trần Nguyễn Thúy An iii TÓM TẮT Đề tài “Tối ưu quy trình chuyển gene gfp vào vi khuẩn Pseudomonasfluorescens bằng phương pháp tiếp hợp ba thành phần” do Trần Nguyễn ThúyAn, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Địa điểm: trường Đạihọc Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 03/2007 đến tháng 08/2007. Pseudomonas fluorescens là tác nhân kiểm soát sinh học được nghiên cứunhiều nhất do chúng có khả năng kháng nấm mạnh và có phổ kí chủ rộng. Việc pháttriển các phương pháp nhạy để quan sát những tế bào vi khuẩn Pseudomonasfluorescens trong biofilm hay trên rễ cây trồng đóng vai trò quan trọng khi muốnnghiên cứu những hệ thống này. Đáp ứng nhu cầu đó, gần đây những marker phântử mới đã được phát triển như những phương pháp chuyên biệt để đánh dấu sự phânbố, quần thể và hoạt tính chuyển hóa của các vi sinh vật mục tiêu trong môi trường.Trong số những marker này, green fluorescent protein (GFP) từ loài sứa Aequoreavictoria đã được chứng tỏ là công cụ hữu hiệu nhất. Những dòng Pseudomonasfluorescens được đánh dấu bởi marker GFP có thể dễ dàng quan sát và phát hiệnqua kính hiển vi phát huỳnh quang mà không cần phải phá hủy cấu trúc và cũngkhông cần thêm vào các cơ chất ngoại sinh. Nội dung nghiên cứu 1. Chọn lọc dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có đặc tính đối kháng mạnh với nấm, phát sáng mạnh trên môi trường KB và có khả năng kháng kháng sinh thích hợp cho mục đích nghiên cứu. 2. Khảo sát các điều kiện tối ưu để chuyển gene gfp vào vi khuẩn Pseudomonas fluorescens bằng phương pháp tiếp hợp ba thành phần. 3. Thực hiện PCR để kiểm tra sự hiện diện của gene gfp trong vi khuẩn Pseudomonas fluorescens sau khi tiếp hợp. Kết quả đạt được Chọn được dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens thích hợp cho mục đíchnghiên cứu. Đạt được quy trình tối ưu để chuyển gene gfp vào vi khuẩnPseudomonas fluorescens bằng phương pháp tiếp hợp ba thành phần. iv SUMMARY Tran Nguyen Thuy An, Nong Lam university, Ho Chi Minh city,“Establishing an optimal protocol to transfer gfp gene into Pseudomonasfluorescens by triparental mating”. This subject was conducted at Nong LamUniversity from March to August in 2007. Pseudomonas fluorescens is the most extensively studied biocontrol-agentbecause of their strongly antifungal ability and their broad host range. Thedevelopment of sensitive methods for observing Pseudomonas fluorescens cells in apopulation in biofilms or in plant roots is of great importance for studying thesesystems. In response to this problem, novel molecular markers have been developedrecently as specific methods for tracing the distribution, population and metabolicactivity of target microorganisms in a certain environment. Among them, the greenfluorescent protein (GFP) of the jellyfish Aequorea victoria has proved to be themost powerful tool. The GFP-marked Pseudomonas fluorescens strain can beconveniently observed by using ...

Tài liệu được xem nhiều: