Danh mục

Tóm tắt Luận án Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.84 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH tiếng Anh, đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn huyện Chư Păh, tỉnh Gia LaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRẦN ANH TUẤNBIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCTIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌCCƠ SỞ VÙNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆTKHÓ KHĂN HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAIChuyên ngành: Quản lý Giáo dụcMã số: 60.14.01.14TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCĐà Nẵng - Năm 2015Công trình được hoàn thành tạiĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG GIAOPhản biện 1: TS. LÊ ĐÌNH SƠNPhản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN SỸ THƯLuận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văntốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày12 tháng 9 năm 2015Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiThế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Hơn bao giờ hết,thế giới ngày nay đang chứng kiến sự biến đổi vô cùng to lớn của xãhội loài người với những đặc trưng là: toàn cầu hóa, công nghệ thôngtin, xã hội học tập. Có thể khẳng định, toàn cầu hóa, sự đổi mới côngnghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu học tập suốt đời làđộng lực để con người tổ chức một cách cơ bản đời sống xã hội, đưaloài người đến một nền kinh tế tri thức, bước vào nền văn minh trítuệ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiệnnay, ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh có vai trò đặc biệt quan trọng.Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng là đổi mới việc dạyvà học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng cungcấp cho thế hệ trẻ phương tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữuhiệu trong môi trường đa ngôn ngữ của xu thế hội nhập kinh tế quốctế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Hoạt động dạy học (HĐDH) tiếng Anh ở các trường trung họccơ sở (THCS) tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã đạt những kết quảkhả quan. Tuy nhiên, tại các trường THCS nói chung, các trườngTHCS vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (KTXH ĐBKK ) huyệnChư Păh, tỉnh Gia Lai nói riêng còn những hạn chế, bất cập trongđiều kiện học sinh (HS) của các trường là người dân tộc thiểu số.Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện phápquản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sởvùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn huyện Chư Păh, tỉnh GiaLai” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý(QL) HĐDH tiếng Anh ở các trường THCS vùng KTXH ĐBKKhuyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.22. Mục tiêu nghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạngquản lý HĐDH tiếng Anh, đề xuất các biện pháp quản lý HĐDHtiếng Anh ở các trường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh,tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của nhàtrường.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1. Khách thể nghiên cứuQuản lý HĐDH tiếng Anh ở trường THCS.3.2. Đối tượng nghiên cứuBiện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường THCS vùngKTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.4. Giả thuyết khoa họcCông tác quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường THCS vùngKTXH ĐBKK Chư Păh, tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã đạt đượcnhững kết quả quan trọng, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế,bất cập trong điều kiện HS của các trường là người dân tộc thiểu số.Nếu áp dụng một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp và khả thi cácbiện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường thì sẽ góp phầnnâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS vùngKTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay.5. Nhiệm vụ nghiên cứu5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý HĐDH tiếng Anh ởtrường THCS.5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý HĐDHtiếng Anh ở các trường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh,tỉnh Gia Lai.5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở cáctrường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.36. Phạm vi nghiên cứu- Nghiên cứu công tác quản lý HĐDH tiếng Anh của Hiệutrưởng các trường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnhGia Lai.- Sử dụng số liệu của các trường THCS vùng KTXH ĐBKKhuyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 - 2015.7. Phương pháp nghiên cứu7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin8. Cấu trúc của luận vănNgoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung luận văn được trình bày trong 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐDH tiếng Anh ởtrường THCS.Chương 2: Thực trạng quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trườngTHCS vùng kinh tế KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.Chương 3: Biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trườngTHCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.9. Tổng quan tài liệu của luận vănTrong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã đọc, thamkhảo các tài liệu về giáo dục học, QLGD và dạy học ngoại ngữ củacác tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Bùi Minh Hiền, Vũ NgọcHải, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc,Nguyễn Đức Chính, đồng thời nghiên cứu các văn bản quy định vềdạy học ngoại ngữ và tiếng Anh.. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: