Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 973.53 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay" là xác lập và vận dụng hệ thống tri thức lý thuyết về tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình, làm rõ thực trạng nội dung, phương thức tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình, đánh giá những thành công, hạn chế; luận án đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường tương tác với công chúng, qua đó nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nayBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THẾ LÃMTƯƠNG TÁC VỚI CÔNG CHÚNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Báo chí học Mã ngành : 9 32 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI, 2022 Luận án được hoàn thành tại Học viện Báo chí và Tuyên truyềnNgười hướng dẫn: 1. PGS, TS Đinh Thị Thu Hằng 2. TS Đinh Thị Xuân HòaPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án, Học viện Báo chí và Tuyên truyền MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi ra đời, truyền hình đã trở thành một phương tiện truyền thông phổbiến, gần gũi với mỗi gia đình. Đến nay, truyền hình đang đứng trước bối cảnh mới,đó là sự phát triển bùng nổ của internet, phương tiện kỹ thuật số và truyền thông xãhội. Một cuộc nghiên cứu lớn của Ericsson ConsumerLab TV & Media thực hiệnnăm 2017 dựa trên kết quả nghiên cứu công chúng tại 40 nước trên thế giới cho thấyviệc xem điện thoại thông minh đã tăng gấp đôi sau 5 năm. Khoảng 70% người tiêudùng xem tivi và video trên điện thoại thông minh năm 2017 - gấp đôi so với năm2012. Điện thoại thông minh chiếm 1/5 tổng số lượt xem, với khoảng sáu giờ mỗituần được sử dụng. Khi số lượng các dịch vụ tivi và video tăng, thời gian trung bìnhdành cho việc tìm kiếm nội dung - năm 2017 đã tăng 13% so với năm 2016, đạt gầnmột giờ mỗi ngày. Không chỉ trên thiết bị di động, tivi kết nối internet (connectedTV) cũng đang tạo ra sự phát triển mạnh của video trực tuyến trên màn hình tivi vớihành vi xem video theo yêu cầu và cá nhân hóa. Một báo cáo của Innovid năm 2020,connected TV chiếm 40% tỷ lệ hiển thị video toàn cầu tính theo thiết bị. Tại châu ÁThái Bình Dương, trung bình gần 2/3 dân số sử dụng internet đang phát trực tuyếnhoặc xem tivi trực tuyến. Tại Việt Nam, theo báo cáo Digital 2021 của We Are Social, số người tiếp cậninternet là 68,72 triệu, tương đương với tỷ lệ thâm nhập là 70,3%, tăng 0,3% so vớicùng kỳ năm 2020. Người Việt ở độ tuổi 16- 64 dành 6 tiếng 47 phút để sử dụngInternet. Trong đó dành 2 tiếng 40 phút để xem tivi và 2 tiếng 21 phút dùng mạng xãhội. Đối với truyền hình OTT – giải pháp cung cấp nội dung truyền hình trên giaothức internet và video theo yêu cầu tới người dùng cuối cùng, theo báo cáo của CụcPhát thanh truyền hình và thông tin điện tử, số lượng người dân Việt Nam quan tâmvà biết tới các ứng dụng này ước tính khoảng 30 triệu. Với sự phát triển của công nghệ truyền hình và tình hình tiếp cận như vậy đangđặt ra rất nhiều thay đổi trong sản xuất chương trình truyền hình. Trên tivi, truyền hìnhcũng được hội tụ với internet để chủ động gửi nội dung và cung cấp các dịch vụ đếncông chúng. Truyền hình cũng được đưa lên hạ tầng web, trên mạng xã hội. Sự thay đổinày tạo cầu nối giao tiếp nhanh chóng, dễ dàng giữa nhà sản xuất với công chúng. Giờđây công chúng có thể bày tỏ cảm xúc, bình luận, gửi câu hỏi, chia sẻ nội dung củachương trình truyền hình, hoặc có thể đóng góp dữ liệu, tin tức, tham gia vào nội dungchương trình rất dễ dàng. Việc tương tác với công chúng theo cách truyền thống vẫn cònnhưng giờ đã bị các phương thức của thời đại số lấn át. Tương tác với công chúng thayđổi về tốc độ phản hồi, thay đổi về cách thức thực hiện, về tính chất, nội dung, mức độ,tần xuất, tính hiệu quả so với tương tác trong truyền hình trước đây. Ở Việt Nam những năm gần đây, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sốngkinh tế xã hội cũng như của lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, ngành truyền hìnhđã có những bước phát triển mới. Trong đó, các đài truyền hình cũng từng bước quantâm, khai thác công nghệ truyền thông số để thúc đẩy hoạt động tương tác với côngchúng bên cạnh các phương thức tương tác truyền thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh vừamở rộng tương tác, phát huy dân chủ, vừa phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảovệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, lợi ích quốc gia và bảo vệ chuẩn 1mực xã hội cũng đặt ra không ít thách thức cho những nhà sản xuất truyền hình. Đểtương tác với công chúng hiệu quả, đóng góp tích cực trong nâng cao chất lượng chươngtrình truyền hình cũng như đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng, cần phải nhận diện đầyđủ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động tương tác với công chúng cũngnhư những vấn đề đang đặt ra. Giải pháp và mô hình nào để tương tác với công chúngthực sự trở thành những trải nghiệm mới của truyền hình… Những nội dung đó chínhlà lý do để tác giả chọn đề tài Tương tác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: