Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Sức mạnh mềm của Pháp giai đoạn 1991-2012

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.04 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu đề tài nghiên cứu hướng tới là phân tích và đánh giá đặc điểm và thực chất sức mạnh mềm của Pháp trong hơn hai thập kỷ qua, từ đây rút ra những bài học kinh nghiệm triển khai sức mạnh mềm quốc gia này. Đồng thời, đề tài hướng tới việc tìm ra các đặc điểm, xu hướng phát triển của sức mạnh mềm trong tương lai, trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Sức mạnh mềm của Pháp giai đoạn 1991-2012BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------- TRẦN NGUYÊN KHANG SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP GIAI ĐOẠN 1991 - 2012 Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 62 31 02 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Hà Nội - 2017Công trình được hoàn thành tại: Học viện Ngoại giaoNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Dương Huân 2. PGS.TS Trần Nam TiếnPhản biện 1: PGS.TS Nguyễn Phương Bình, Học viện Ngoại giaoPhản biện 2: PGS. TS. Võ Kim Cương, Viện Sử HọcPhản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhLuận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họptại…………………………………………………………………….vào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện Học viện Ngoại giao 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Cộng hòa Pháp là một trong những cường quốc phát triển hàngđầu về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ ở châu Âu cũng như trênthế giới. Đồng thời, Pháp cũng là một thành viên quan trọng chủ chốtcủa Liên minh Châu Âu (EU). Trong Hội đồng Bảo an Liên HiệpQuốc, Pháp là một trong năm thành viên thường trực, đồng thời là xếpthứ sáu trong các cường quốc về kinh tế sau Hoa Kỳ, Trung Quốc,Nhật, Đức và Anh. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quyền lực củaPháp tụt giảm so với Hoa Kỳ và Liên Xô, nhưng đất nước này vẫnđóng vai trò quan trọng trong QHQT, đặc biệt tại khu vực châu Âu,châu Phi. Chính sách đối ngoại của Pháp khá nhất quán trong việc thihành một chính sách đối ngoại độc lập với Hoa Kỳ, trung thành vớichủ trương một trật tự quan hệ quốc tế “đa cực”. Tại châu Âu, có thểxem Pháp là một trong những đầu tàu chính trị quan trọng bên cạnhĐức. Ngoài ra, Pháp vẫn còn ảnh hưởng lớn tại một số khu vực truyềnthống, đặc biệt là Cộng đồng quốc tế Pháp ngữ Francophonie. Đối vớiViệt Nam, Pháp là một trong những quốc gia có mối quan hệ bang giaotruyền thống lâu đời. Kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, quan hệ Pháp -Việt luôn có những bước phát triển tích cực. Pháp là một trong nhữngĐối tác chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của ViệtNam. Trong đối ngoại của Pháp, một trong những ưu điểm đặc biệtnổi trội đã được quốc gia này sử dụng thành công đó chính là sứcmạnh mềm. Sức mạnh mềm là một khái niệm đưa ra bởi Joseph Nye,giáo sư Đại học Harvard và được giới nghiên cứu quan tâm khá nhiềutrong thời gian gần đây. Việc nghiên cứu sức mạnh mềm của Pháp làmột đề tài thú vị, mang tính thời sự và cần thiết. Qua nghiên cứu về 2sức mạnh mềm của Pháp, công trình sẽ góp phần hiều rõ hơn về nướcPháp trong quan hệ quốc tế, cung cấp những phân tích hữu ích, giúpcho các chính sách đối ngoại của Việt Nam có thêm những bước tiếnvề chiều sâu, từ đó tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược Việt -Pháp. Đây chính là những lý do chúng tôi chọn luận án nghiên cứumang tên “Sức mạnh mềm của Pháp giai đoạn 1991 - 2012”.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua các nguồn tài liệu liên quan, tác giả luận án tạm phân loạithành những mảng lớn như sau: các nghiên cứu về sức mạnh mềmtrên thế giới (của Joseph Nye, các học giả quốc tế, của Pháp và tạiViệt Nam); nghiên cứu về sức mạnh mềm Pháp thông qua chính sáchđối ngoại, chính trị, văn hóa, tư tưởng, lịch sử Pháp; các nghiên cứuvề quan hệ Pháp - Việt; các nghiên cứu về bối cảnh quốc tế đươngđại và toàn cầu hóa, trong đó sức mạnh mềm được triển khai. Về các nghiên cứu về Sức mạnh mềm, hiện trên thế giới và tạiViệt Nam có nhiều công trình nghiên cứu vì đây là một đề tài khá nổibật trong QHQT đương đại. Các nghiên cứu rất đa dạng và phongphú mang đến một bức tranh đầy sinh động về sức mạnh mềm trênthế giới. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tập trung đến từ các quốcgia có bề dày kinh nghiệm nghiên cứu như Hoa Kỳ, các nước châuÂu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... trong khi đó vẫn còn mộtkhoảng trống về tiếng nói, quan điểm, cách nhìn, đánh giá từ cácquốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, hiệncác nghiên cứu về sức mạnh mềm đang dần được triển khai, nhưngvẫn còn khá khiêm tốn, chưa thành một hệ thống, chưa đa dạng vềcác quốc gia và chưa phong phú về các vấn đề. Đây chính là khoảngtrống cần được phát triển mạnh hơn trong thời gian tới tại Việt Nam, 3đặc biệt khi giới học thuật quốc tế ngày càng quan tâm nhiều hơn đếný kiến, quan điểm của học giả tại các nước đang phát triển. Về khái niệm sức mạnh mềm, các tác phẩm quan trọng đến từJoseph Nye, Giáo sư Đại học Harvard, nguyên Trợ lý Thứ trưởngNgoại giao Hoa Kỳ từ năm 1977 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: