Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu hoạt tính sinh học của lá xoài non (Mangifera indica L.) và rễ me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) trên mô hình chuột gây tăng glucose huyết

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 526.67 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung nghiên cứu của luận án là khảo sát ảnh hưởng của LXN và RMK đến các enzyme chuyển hóa carbohydrate gồm các enzyme là glucose-6-phosphatase (G6Pase), glucose-6- phosphate dehydrogenase (G6PDH) và lactate dehydrogenase (LDH) in vitro. Khảo sát khả năng chống stress oxy hóa và bảo vệ tế bào tụy tạng min6 khỏi sự chết do tunicamycin gây ra của LXN và RMK.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu hoạt tính sinh học của lá xoài non (Mangifera indica L.) và rễ me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) trên mô hình chuột gây tăng glucose huyết BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Mã ngành: 62 42 02 01 NGUYỄN THỊ ÁI LAN TÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LÁ XOÀI NON (Mangifera indica L.) VÀ RỄ ME KEO (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.)TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT GÂY TĂNG GLUCOSE HUYẾT Cần Thơ, 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠNgười hướng dẫn: PGS.TS. ĐÁI THỊ XUÂN TRANGLuận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sởHọp tại: Phòng Bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ, Lầu 2, Nhà Điều Hành, Trường Đại Học Cần ThơVào lúc: 14 giờ, ngày 06 tháng 6 năm 2020Phản biện 1: PGS.TS DƯƠNG XUÂN CHỮPhản biện 2: TS. LƯU THÁI DANHCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện:Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ1. Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang, 2018. Khả năng bảo vệ tế bào tụy nội tiếtMIN6 của dịch chiết rễ Me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.). Tạp chí Sinh lý họcViệt Nam. 22(2): 6/2018.2. Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang, 2018. Khả năng kháng oxy hóa và bảo vệ tếbào MIN6 tụy tạng của dịch trích methanol lá Xoài non (Mangifera indica L.). Tạp chíKhoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(7A): 85-93.3. Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang, 2018. Hiệu quả hạ glucose huyết, điều hòalipid huyết và chống huyết khối trên chuột bệnh đái tháo đường của lá Xoài (Mangiferaindica L.). Tạp chí Sinh học. 40(2): 168-176.4. Nguyễn Thị Ái Lan, Trà Lâm Tuấn Vũ và Đái Thị Xuân Trang, 2019. Khả năng khángoxy hóa của cao methanol rễ me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) trên chuột bịstress oxy hóa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1A): 47-53.5. Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang, 2020. Ảnh hưởng của cao chiết lá xoài non(Mangifera indica L.) đến hoạt động enzyme glucose-6-phosphatase và glucose-6-phosphate dehydrogenase. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Đã chấp nhận đăngngày 23/3/2020. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việctổng hợp các loại thực phẩm chức năng và thuốc mới để phục vụ cho nhu cầu chămsóc sức khỏe của con người với giá thành rẻ hơn so với thuốc hóa học (Rai et al.,2008; Srinivasan and Subramaniyan, 2014; Watal et al., 2014). Tuy nhiên, nhiều thựcvật hiện đang được sử dụng rộng rãi nhưng chưa được khoa học kiểm định, chứngminh tác dụng thật sự cũng như liều lượng phù hợp để sử dụng. Với mục đích tìmkiếm những chế phẩm thiên nhiên an toàn, rẻ tiền, có hiệu quả trong việc hỗ trợ điềutrị bệnh đái tháo đường, luận án “Nghiên cứu hoạt tính sinh học của lá xoài non(Mangifera indica L.) và rễ me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) trên môhình chuột gây tăng glucose huyết” được tiến hành.1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết toàn phần methanol lá xoài non(Mangifera indica L.) (LXN) và cao chiết toàn phần methanol rễ me keo(Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) (RMK) theo hướng hỗ trợ điều trị BĐTĐ invitro. Đồng thời, ảnh hưởng của LXN và RMK cũng được khảo sát trên chuột nhắttrắng gây tăng glucose huyết và rối loạn lipid huyết do alloxan monohydrate (AM) gâyra.1.2.2 Nội dung nghiên cứu 1. Định tính và định lượng thành phần hóa học của LXN và RMK in vitro. 2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của LXN và RMK in vitro. 3. Khảo sát ảnh hưởng của LXN và RMK đến các enzyme chuyển hóacarbohydrate gồm các enzyme là glucose-6-phosphatase (G6Pase), glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PDH) và lactate dehydrogenase (LDH) in vitro. 4. Khảo sát khả năng chống stress oxy hóa và bảo vệ tế bào tụy tạng min6 khỏisự chết do tunicamycin gây ra của LXN và RMK. 5. Khảo sát hiệu quả điều trị BĐTĐ của LXN và RMK. 6. Khảo sát hiệu quả điều hòa lipid huyết và biến chứng bệnh tim mạch của LXNvà RMK trên chuột gây tăng glucose huyết. 7. Khảo sát hiệu quả điều hòa enzyme chuyển hóa glucose trên chuột gây tăngglucose huyết của LXN và RMK in vivo. 8. Thử nghiệm độc tính cấp của LXN và RMK trên chuột nhắt trắng. 11.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Lá xoài non và rễ me keo thu ở phạm vi huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên các enzyme thương mại G6Pase, G6PDH, LDH,min6 tụy tạng in vitro và chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết in vivo.1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu Nghiên cứu này giúp chứng minh hiệu quả điều trị BĐTĐ của lá xoài non và rễme keo ở mức độ in vitro và in vivo. Luận án cung cấp nguồn thông tin có tính khoahọc, làm tiền đề trong việc ứng dụng sử dụng lá xoài non và rễ me keo trong hỗ trợ,điều trị BĐTĐ.1.5 Tính mới của luận án Kiểm soát các enzyme chuyển hóa glucose trong kiểm soát glucose huyết nhưG6Pase, G6PDH và LDH là hướng nghiên cứu về BĐTĐ còn khá mới mẻ trong nước. Một trong những nguyên nhân của BĐTĐ là sự tổn thương tụy tạng. Chính vìvậy việc bảo vệ tế bào tụy tạng (min6) là cần thiết. Tuy nhiên, trong nước các nghiêncứu về sự bảo vệ tế bào tụy tạng min6 khỏi sự chết của các cao chiết thực vật chưađược thực hiện. Lá xoài non chỉ được quan sát hình thái, chưa được nghiên cứu khả năng chốngbệnh đái tháo đường trong phạm vi cả nước. Trên hệ thống NCBI pubmed chỉ có 110nghiên cứu về lá xoài. Rễ me keo chưa được nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: