Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tạo oligochitosan-silica nano và khảo sát tính kích kháng bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây hại cây ớt (Capsicum frutescens L.)

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 815.28 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là phân lập, khảo sát khả năng gây bệnh và định danh được loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây ớt chỉ thiên trồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và Tây Ninh; tạo được oligochitosan-silica nano trên cơ sở các phân đoạn chitosan có trọng lượng phân từ thấp với hạt nano silica có độ ổn định và hiệu quả kích kháng cao đối với bệnh thán thư trên ớt.... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tạo oligochitosan-silica nano và khảo sát tính kích kháng bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây hại cây ớt (Capsicum frutescens L.)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- PHẠM ĐÌNH DŨNG NGHIÊN CỨU TẠO OLIGOCHITOSAN-SILICA NANO VÀ KHẢO SÁT TÍNH KÍCH KHÁNG BỆNH THÁN THƯ DO NẤM Colletotrichum spp. GÂY HẠI CÂY ỚT (Capsicum frutescens L.) Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Mã số: 9 42 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Tp. Hồ Chí Minh – 2020Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Côngnghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. NGUYỄN TIẾNTHẮNGNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. BÙI VĂN LỆPhản biện 1: …Phản biện 2: …Phản biện 3: ….Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiếnsĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ -Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi …giờ ..’, ngày … tháng … năm 20….Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ- Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận ánỚt (Capsicum sp.) là cây gia vị trồng ở vùng nhiệt đới, đượctiêu thụ trên khắp thế giới do có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên,dịch bệnh do nấm, virus và vi khuẩn gây ra trên cây ớt là mộtvấn đề gây trở ngại rất lớn đến quá trình canh tác. Trong cácloại bệnh trên ớt, bệnh do nấm là một trong các bệnh gây thiệthại nghiêm trọng nhất là và làm tổn thất từ 10 - 80% sản lượngớt ở Việt Nam và các nước trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan,Hàn Quốc. Các loại bệnh nấm thường gặp trên cây ớt là bệnhhéo cây con (Rhizoctonia solani), bệnh thán thư(Colletotrichum spp.), bệnh mốc xám (Botrytis cinerea), bệnhhéo vàng lá (Fusarium oxysporum), bệnh sương mai(Phythopthora capsici), trong đó bệnh thán thư do nấmColletotrichum spp. gây ra là loại bệnh phổ biến và gây thiệt hạinghiêm trọng nhất đối với cây ớt. Bệnh thán thư trên cây ớt donấm Colletotrichum spp. gây ra, nấm gây hại trên cả cành, lá,bông và trái. Trên vỏ trái vết bệnh lúc đầu là những đốm hìnhtròn úng nước lỏm vào bên trong, sau đó cứ lan rộng dần, nếunặng nhiều vết hoà lẫn với nhau bao gần hết cả vỏ trái rồi khôdần và chuyển sang màu nâu xám hay xám, bên trong có nhiềuvòng đồng tâm và có những chấm nhỏ li ti màu đen, làm chotrái teo quắt lại không ăn được hoặc gây rụng trái, có thể gâythiệt hại làm giảm năng suất 70 - 80%.Hiện nay, nhiều loại thuốc hóa học được sử dụng để phòng trừcác loại nấm gây hại cho cây trồng, tuy nhiên việc sử dụng vớiliều lượng cao trong thời gian dài đã làm mất cân bằng quần thểvi sinh vật có ích trong đất, tạo điều kiện để nấm bệnh và cácloài côn trùng có hại cho cây trồng trở nên kháng thuốc. Dưlượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm nông nghiệp và đất đã làmô nhiễm nguồn nước ngầm, môi trường và gây tác hại nghiêmtrọng đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Biện pháp trồnggiống chống chịu bệnh bị hạn chế do năng suất và độ ổn địnhgiống không cao. Biện pháp sinh học sử dụng chất kích khángthực vật (elicitor) giúp kích hoạt các cơ chế đề kháng bệnhtrong cây trồng là một xu hướng phát triển nông nghiệp xanh 2đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới với mục đích giảmthiểu tối đa việc sử dụng các hóa chất độc hại và sử dụng giốngchuyển gen. Chitin và silic là hai nguồn nguyên liệu phổ biếntrong tự nhiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy chitosan,oligochitosan (dẫn suất của chitin) cùng với silic và silica nanokhi dùng riêng lẻ hoặc phối hợp có các hoạt tính sinh học nhưkháng khuẩn, kháng nấm và làm tăng khả năng chống chịu bệnhở đa số các loài thực vật, giúp cây tiết ra một số enzyme, hoạtchất chống lại sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn gây bệnh; kíchthích sự tăng trưởng và phát triển cây trồng.Xuất phát từ các lý do trên đề tài ‘Nghiên cứu tạooligochitosan-silica nano và khảo sát tính kích kháng bệnhthán thư do nấm Colletotrichum spp. gây hại cây ớt(Capsicum frutescens L.)’ đã được thực hiện.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án- Phân lập, khảo sát khả năng gây bệnh và định danh được loàinấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây ớt chỉ thiêntrồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và Tây Ninh.- Tạo được oligochitosan-silica nano trên cơ sở các phân đoạnchitosan có trọng lượng phân từ thấp với hạt nano silica có độổn định và hiệu quả kích kháng cao đối với bệnh thán thư trênớt.- Đánh giá được khả năng phòng trừ bệnh thán thư do nấmColletotrichum spp. gây ra trên cây ớt trong điều kiện phòng thínghiệm, nhà màng và ngoài đồng ruộng của oligochitosan-silicanano tạo được.3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận ánLuận án gồm các nội dung sau:- Nội dung 1: Phân lập, khảo sát khả năng gây bệnh của cácmẫu phân lặp và định danh bằng hình thái, và đặc điểm phân tửloài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây ớt chỉthiên (Capsicum frutescens L.).- Nội dung 2: Hoàn thiện công nghệ tạo oligochitosan-silicanano.- Nội dung 3: Đánh giá khả năng kích kháng đối với bệnh thánthư do nấm Colletotrichum gloeosporioides và C. truncatum 3gây ra của oligochitosan-silica nano tạo được trên cây ớt trongđiều kiện phòng thí nghiệm.- Nội dung 4: Đánh giá khả năng kích kháng đối với bệnh thánthư do nấm C. gloeosporioides và C. truncatum gây ra củaoligochitosan-silica nano tạo được trên cây ớt trồng trong điềukiện nhà màng và ngoài đồng. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN1.1. Giới thiệu chung về cây ớtCây ớt (Capsicum sp.) thuộc họ cà (Solanaceae) có nguồn gốctừ Châu Mỹ, có dạng bụi nhỏ, thường cao 60-80 cm có thể caođến 1 m; thân nhẵn, có nhiều cành; Lá mọc so le, hình thuôndài, đầu nhọn; H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: