Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 870.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là xác định được những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp; từ đó xây dựng được hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trong doanh nghiệp trên cơ sở tổng hợp và khái quát những vấn đề lý luận về văn hoá doanh nghiệp, tiếp cận dưới góc độ quản lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Từ lâu, con người đã ý thức rất rõ về vai trò quan trọng của văn hoá đốivới cuộc sống. Văn hoá ra đời gắn liền với sự xuất hiện của nhân loại, vừa làmục tiêu vừa là động lực vào sự phát triển xã hội. Văn hoá ngày càng thấmsâu vào mọi mặt cuộc sống, kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của conngười. Mặc dù vấn đề văn hoá trong quản lý và quản trị doanh nghiệp đã đượcquan tâm nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng một nền tảng lýluận vững chắc và các phương pháp thực hành hữu hiệu đối với các ngườiquản lý ở cấp vĩ mô và doanh nghiệp. Nhận thức về văn hoá trong quản lýdoanh nghiệp còn mơ hồ, lẫn lộn làm cho quá trình xây dựng và phát triển vănhoá doanh nghiệp ở các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thựctế nêu trên, do văn hoá doanh nghiệp là lĩnh vực khoa học mới có phạm vi rấtrộng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và còn chưa thống nhất về nhiềuvấn đề lý luận, nghiên cứu giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc nghiên cứu xâydựng hệ thống tiêu chí để xác minh những dấu hiệu đặc trưng về văn hoádoanh nghiệp của một doanh nghiệp, tổ chức. Vì lý do đó nghiên cứu sinh đãchọn “Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng chodoanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là xác định được những yếu tố cấu thành văn hóadoanh nghiệp; từ đó xây dựng được hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trongdoanh nghiệp trên cơ sở tổng hợp và khái quát những vấn đề lý luận về vănhoá doanh nghiệp, tiếp cận dưới góc độ quản lý. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóatrong doanh nghiệp. Luận án được tiến hành nghiên cứu trong giới hạn phạmvi về thời gian từ 6/2012 đến hết tháng 11/2012 và thực hiện chủ yếu ở 5thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là: Phương pháp hệ thống hóa,tổng quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh; Phương pháp nghiên cứu định tínhvà Phương pháp nghiên cứu định lượng. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã thống kê các tiêu chí nhận diện VHDN đồng thời đưa ra sựphân định các tiêu chí này thành từng nhóm: tổ chức, quản lý, lãnh đạo. Ngoàicác nhóm nhân tố nhận diện của các tác giả đã từng nghiên cứu, tác giả cònphát triển thêm một số nhân tố mới thuộc yếu tố Tổ chức, Quản lý và Lãnhđạo có tác động tới việc cấu thành hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đượccấu trúc làm 5 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tiêu chí nhận diện Văn hóa doanhnghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp thôngqua các tiêu chí. Chương 3: Kết quả nghiên cứu các tiêu chí trong nhận diện VHDN củadoanh nghiệp Việt Nam. Chương 4: Đề xuất các giải pháp phát triển Văn hóa doanh nghiệp ởViệt Nam. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa công ty là một khái niệm được biếtvới các cái tên khác như Văn hóa tổ chức (organizational culture) hay Văn hóakinh doanh (Business culture). Có nhiều định nghĩa khác nhau về VHDN, tuynhiên xét từ góc độ quản lý tác nghiệp có thể định nghĩa VHDN như sau:“Văn hóa doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tinchủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của mộttổ chức cùng chia sẻ và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hànhđộng của các thành viên”.1.2. Các cách tiếp cận về VHDN Các công trình nghiên cứu về VHDN thể hiện rõ hai hướng nghiên cứu chính: - Hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung vào việc tìm tòi, khám phá tínhchất quản lý của nhân tố văn hoá trong quản lý doanh nghiệp (Allaire &Firsirotu, 1984; Hatch, năm 1993; Martin, 1992; Meek, 1988; Pettigrew, 1979;Smircich, 1983). - Hướng nghiên cứu thứ hai, tập trung vào khía cạnh tác động của nhântố văn hoá đối với các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có môitrường tổ chức hay môi trường hoạt động đa-văn hoá (Calori & Sarnin, 1991;Camerer & Vepsalainen, 1988; Denison & Mishra, 1995; Gordon &DeTomaso, 1992; Kotter & Heskett, 1992).1.3. Mô hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp1.3.1. Mô hình ba lớp văn hóa doanh nghiệp của Schein Mô hình của Schein tập trung vào ba cấp độ của văn hóa cũng chính làba tiêu chí đánh giá văn hoá, đi từ hiện thực, ngụ ý cho tới vô hình:  Cấp độ một: Thực tiễn (Artifacts)  Cấp độ hai: Giá trị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: