Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 685.86 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt "Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay" được nghiên cứu với mục đích xây dựng hệ thống lý luận; khảo sát, tìm tiểu thực trạng hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ thống giáo dục Phật giáo; từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THÔNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 91.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN XUÂN HẢI 2. PGS.TS PHAN THANH LONG Phản biện 1: ............................................................................ ................................................................................................. Phản biện 2: ............................................................................ ................................................................................................. Phản biện 3: ............................................................................ ................................................................................................. Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại trường ĐHSP Hà Nội Vào lúc ...... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục của tiền nhân, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống giáo dục khá cơ bản với số lượng cơ sở GD-ĐT có đủ các cấp, từ sơ cấp đến đại học và sau đại học. Tuy nhiên, xét trên trên nhiều phương diện, hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với tốc độ phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay và tình hình hội nhập quốc tế; chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển Phật giáo. Mô hình tổ chức hệ thống đào tạo không hợp lý, quá chú trọng đầu tư vào các Học viện, chưa thực sự xem trọng đầu tư đào tạo cơ bản. Việc quản lý Tăng Ni hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thật hợp lý và linh hoạt, gây khó khăn cho Tăng Ni sinh trong quá trình tu học, … Từ những lý do trên, xuất phát từ ý thức trách nhiệm và lĩnh vực công tác, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận; khảo sát, tìm tiểu thực trạng hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ thống giáo dục Phật giáo; từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống giáo dục nói chung, hệ thống giáo dục Phật giáo nói riêng. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam (quá trình hình thành, phát triển; cơ cấu hệ thống; các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục Phật giáo;...); nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo. 4.3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo của Việt Nam hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo các nước trên thế giới cho tới nay đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đã đạt được những thành quả nhất định. Riêng đối với hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ. Nếu được khảo sát, phân tích, đánh giá dựa trên lý luận, thực trạng và đối chiếu với kinh nghiệm của quốc tế rồi đưa ra giải pháp sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: đề tài đặt trọng tâm nghiên cứu hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam nhưng đặc biệt chú trọng vào hai thành tố: cơ cấu bậc học, bộ máy quản lý và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo. 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Việt Nam. 6.3. Thời gian: Khảo sát từ năm 2012 đến 2018 nhưng giải pháp áp dụng trong giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 6.4. Chủ thể thực hiện các giải pháp: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN); Ban Giáo dục Tăng Ni; Ban Hoằng pháp; Ban Hướng dẫn Phật tử từ trung ương xuống cơ sở. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Lấy các quan điểm và nguyên lý của Duy vật biện chứng pháp và chủ nghĩa Duy vật lịch sử Mác – Lê-nin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu, dựa trên các tiếp cận như sau: 7.1. Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống – chỉnh thể 7.1.2. Tiếp cận kế thừa – phát triển 7.1.3. Tiếp cận theo quan điểm hội nhập khu vực và quốc tế 7.1.4. Tiếp cận giáo lý Vô thường và Duyên sinh của Phật giáo 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích: thu thập tài liệu liên quan đến hệ thống giáo dục; hệ thống giáo dục Phật giáo; kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo; tài liệu, văn kiện của Đảng, Nhà nước về chính sách tôn giáo, hội nhập quốc tế về giáo dục và phân tích để đáp ứng mục đích nghiên cứu. - Phương pháp tổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: