Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 810.18 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án này dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ TTCM ở trường TH theo tiếp cận năng lực; đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH PHÙNG QUANG DƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔNỞ TRƢỜNG TIỂU HỌC TỈNH NGHỆ AN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9140114TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2020 1 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Quốc Lâm PGS.TS. Phan Trọng Ngọ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Tại Trường Đại học Vinh, số 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2020Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm TT-TV Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở trường tiểu học (TH), đội ngũ tổ trưởng chuyên môn (TTCM) là lực lượngtrực tiếp triển khai những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp của đổi mớigiáo dục phổ thông, là cầu nối giúp hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động chuyên môn và cáchoạt động khác trong nhà trường, đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạycủa giáo viên (GV) và chất lượng học tập của học sinh (HS) trong khối lớp phụ trách.TTCM có vai trò “kép”, vừa là GV, vừa là nhà quản lý. Tuy nhiên, những vấn đề lýluận về TTCM trường TH, từ vị trí, vai trò; chức năng, nhiệm vụ của TTCM trườngTH đến đặc trưng lao động sư phạm - quản lý; yêu cầu về năng lực và phẩm chất củaTTCM trường TH... chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Hiện nay, hoạt động của tổ chuyên môn trường TH còn nặng về “hành chính,sự vụ” mà nhẹ về “chuyên môn - nghiệp vụ”. Vì thế, những khó khăn mà GV gặpphải trong giảng dạy, trong giáo dục HS chưa được giải quyết ngay trong tổ chuyênmôn. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế nói trên là do đội ngũ TTCM trường TH cònthiếu những năng lực (NL) cần thiết, nhất là NL lãnh đạo, quản lý. Nghệ An là một tỉnh có phong trào giáo dục phát triển mạnh và toàn diện của cảnước. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo(GD&ĐT) nói chung, đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) nói riêng, tỉnh còn cónhững khó khăn nhất định về phát triển nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao,trong đó có đội ngũ TTCM ở trường TH. Từ những lý do trên, đề tài: “Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ởtrường tiểu học tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực” đã được chọn để làm luận ántiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển độingũ TTCM ở trường TH theo tiếp cận NL; đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ TTCM ở trường TH trong bối cảnh đổi mới GDPT. 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ TTCM ở trường TH tỉnh Nghệ An theo tiếp cận NL. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ TTCM ở các trường TH tỉnh Nghệ An hiện còn chưa đáp ứng đượcyêu cầu đổi mới GDPT. Nguyên nhân của hạn chế trên là do đội ngũ TTCM ởtrường TH chưa được phát triển một cách toàn diện, vững chắc. Nếu đề xuất vàthực hiện được các giải pháp phát triển đội ngũ TTCM ở trường TH theo tiếp cậnNL trên tất cả các phương diện (xây dựng kế hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,đánh giá, đãi ngộ...) và phù hợp với vị trí, vai trò, lao động sư phạm - quản lý củahọ thì có thể nâng cao chất lượng của đội ngũ này. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phát triển đội ngũ TTCM ở trường THtheo tiếp cận NL. 5.1.2. Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ TTCM ở các trường TH tỉnhNghệ An theo tiếp cận NL. 5.1.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ TTCM ở các trường TH tỉnhNghệ An theo tiếp cận NL; khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm các giảipháp đề xuất. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũTTCM ở trường TH tỉnh Nghệ An theo tiếp cận NL với chủ thể quản lý chính làTrưởng phòng GD&ĐT huyện/thị/thành phố và hiệu trưởng trường TH. - Thời gian khảo sát thực trạng và thử nghiệm các giải pháp đề xuất trong cácnăm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng các tiếp cận hệ thống - cấu trúc; tiếp cận NL; tiếp cận pháttriển nguồn nhân lực và quan điểm thực tiễn. 3 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sởlý luận của đề tài. 6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơsở thực tiễn của đề tài. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các công thức thống kê để xử lý dữ liệu thu được, so sánh và đưa rakết quả nghiên cứu của luận án. 7. Những luận điểm cần bảo vệ 7.1. Phát triển đội ngũ TTCM ở trường TH là nhằm làm cho đội ngũ này đủvề số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng. Trong đó, cốt lõi của chấtlượng là NL của đội ngũ. Vì vậy, để phát triển đội ngũ TTCM ở trường TH có hiệuquả cần theo tiếp cận NL, đó là cách tiếp cận mà từ xây dựng kế hoạch phát triểnđến bồi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: