Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học Bắc miền Trung

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học Bắc miền Trung" nhằm đề xuất được giải pháp quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo ngành quản trị kinh doanh bậc đại học, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học Bắc miền Trung BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NCS. TRẦN HẢI NGỌC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO TIẾP CẬN CDIO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẮC MIỀN TRUNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2023 Công trình được hoàn thành tại : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phan Văn Nhân 2. GS. TS. Lê Anh Vinh Phản biện 1: ………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm 2023 Có thể tìm hiều luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong các hướng đi chủ đạo trong quá trình hội nhập quốc tế chính là việc đổi mới các phương pháp, chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế. Trong đó việc tiếp cận với phương pháp đào tạo theo CDIO là một trong những mô hình đang được Bộ Giáo dục & Đào tạo và nhiều trường trên cả nước nghiên cứu áp dụng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn có một số vấn đề còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, nhằm đưa ra các luận cứ khoa học và lịch sử để từ đó có các giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng quản lý chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO ở Việt Nam, như: Thứ nhất, cơ sở lý thuyết về quản lý chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO thì chưa được nghiên cứu hệ thống một cách đầy đủ và cụ thể cho từng nhóm bối cảnh khác nhau. Các nghiên cứu trường hợp liên quan đến giáo dục đào tạo ở các trường đại học Việt Nam chưa được tiếp cận ở mức độ cả hệ thống hoặc trên một phương diện tiếp cận chung cho cả hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu trong nước về quản lý chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO, đối với vấn đề cơ sở lý thuyết thì chỉ mới được trình bày ở dạng tổng thuật chung chung hoặc nếu đi sâu chỉ mới tập trung vào một số nội dung cụ thể của công tác quản lý chương trình đào tạo. Hiện chưa có các nghiên cứu mang tính hệ thống, theo hướng tiếp cận quản lý chương trình đào tạo dưới góc độ của quản lý học (bao gồm các bước: Lập kế hoạch; Tổ chức triển khai kế hoạch; Chỉ đạo điều hành; Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chương trình và kết quả đào tạo). Thứ ba, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu đối với các trường đại học kỹ thuật. Đối với khối ngành quản trị kinh doanh còn chưa có nhiều nghiên cứu kể cả về nghiên cứu tổng quát nói chung, đặc biệt là nghiên cứu về quản lý chương trình đào tạo khối ngành quản trị kinh doanh nói riêng. Thứ tư, các nội dung về đánh giá hiệu quả quản lý chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO chưa được nghiên cứu sâu, chưa xây dựng được các nguyên tắc cũng như khung tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả quản lý chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO (12 tiêu chuẩn của CDIO). Thứ năm, hiện nay các trường đại học khu vực Bắc miền Trung mặc dù đã xác định việc xây dựng và quản lý chương trình đào tạo đại học cho ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO là giải pháp cần thiết, phù hợp với mục tiêu và các giải pháp hội nhập hóa giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, trong thực tế từ trước đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về quản lý chương trình đào tạo cho chuyên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học tại Việt Nam nói chung và khu vực Bắc miền Trung nói riêng. Với các nội dung đã trình bày và phân tích nói trên, cho thấy việc nghiên cứu đề tài luận án: “Quả n lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học Bắc miền Trung”, là cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở một số trường đại học khu vực Bắc miền Trung. Từ đó, đề xuất được giải pháp quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO đáp ứng thị trường lao động hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học khu vực Bắc miền Trung. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo hướng tiếp cận CDIO đá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: